"Chiến tranh Lạnh 2.0": Mỹ - Trung Quốc căng thẳng, "mèo nào cắn mỉu nào"?

"Chiến tranh Lạnh 2.0": Mỹ - Trung Quốc căng thẳng, "mèo nào cắn mỉu nào"?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 03/09/2020 20:00

Các nhà lãnh đạo phương Tây có niềm tin rằng người hâm mộ thể thao đang xem một "trận đấu" mà biết trước được kết quả đội nhà sẽ chiến thắng.

Tiêu điểm - 'Chiến tranh Lạnh 2.0': Mỹ - Trung Quốc căng thẳng, 'mèo nào cắn mỉu nào'?

Cạnh tranh Trung-Mỹ, nếu tiếp tục theo quỹ đạo hiện tại, sẽ không còn là Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ Trung Quốc-Mỹ đã trượt dài sang tình trạng đối đầu trong suốt nhiệm kỳ bốn năm của Tổng thống Donald Trump. “Món bánh sô cô la tuyệt vời” được ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chia sẻ tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago vào tháng 4/2017 dường như chỉ còn là quá khứ.

Cuộc cạnh tranh bắt đầu với căng thẳng về thương mại và công nghệ nay đã vượt ra ngoài phạm vi kinh tế. Các động thái đáp trả liên quan đến đóng cửa lãnh sự quán ở Houston và Thành Đô, trục xuất các nhà báo, những tuyên bố công kích gay gắt của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các hoạt động quân sự gia tăng trên biển đã khiến giới quan sát nhận định thế giới đang bước vào đỉnh của Chiến tranh Lạnh lần thứ hai.

Trên thực tế, cuộc cạnh tranh quyền lực lớn giữa Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra đều đặn trong nhiều năm trở lại đây. Chiến lược dài hạn của Washington ở châu Á - nhằm đảm bảo khu vực này không bị chi phối bởi một thế lực bá quyền thù địch - rõ ràng đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy quyền lực đến từ Trung Quốc.

Suy cho cùng, Chiến tranh Lạnh là một cuộc cạnh tranh toàn cầu giữa hai siêu cường mà mỗi bên coi bên kia là kẻ thù không đội trời chung. Thế nhưng, tình hình vẫn còn chưa sáng tỏ để đưa ra lời kết luận.

Cạnh tranh Trung-Mỹ, nếu tiếp tục theo quỹ đạo hiện tại, sẽ không còn là Chiến tranh Lạnh. Nó có thể phức tạp hơn, khó quản lý hơn và tồn tại lâu hơn - chuyên gia về quan hệ quốc tế Nick Bisley từ đại học La Trobe nhận định.

Chiến tranh lạnh Châu Á

Mặc dù Chiến tranh Lạnh là một cuộc cạnh tranh toàn cầu, nhưng động lực của nó hoàn toàn khác nhau ở lãnh địa châu Á và châu Âu. Rõ ràng trong ba thập kỷ đầu tiên diễn ra Chiến tranh Lạnh, châu Á gần như không bị tác động quá đáng kể. Ngược lại, Chiến tranh Lạnh ở châu Âu là một giai đoạn căng thẳng kéo dài, nhưng may mắn đã không có đổ máu.

Tương tự Thế chiến II, thời gian và địa điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh ở châu Á cũng rất khác so với châu Âu. Có thể nói, Chiến tranh Lạnh kết thúc ở châu Á vào năm 1979 với việc chính thức bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này đã làm thay đổi địa chính trị của khu vực, ngay lập tức làm cho Liên Xô bị "loại ra khỏi cuộc chơi" và bắt đầu cho bốn thập kỷ thân thiện giữa Trung Quốc và Mỹ.

Điều này đã dẫn đến thời kỳ phát triển kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.

Khác với Liên Xô, Trung Quốc thậm chí còn gặt hái được những thành tựu to lớn, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, duy trì tính đoàn kết nội bộ cao và trở thành thế lực có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Phương Tây có giành chiến thắng lần hai?

Tiêu điểm - 'Chiến tranh Lạnh 2.0': Mỹ - Trung Quốc căng thẳng, 'mèo nào cắn mỉu nào'? (Hình 2).

Trung Quốc có một quân đội ngày càng đáng gờm.

Chuyên gia Nick Bisley đánh giá, sai lầm lớn nhất của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh lần hai là sự chủ quan. Rủi ro đang phải đối mặt ngày nay là các nhà hoạch định chính sách ở Washington và các quốc gia phương Tây vẫn tin vào việc họ có thể thắng một cuộc chiến tranh Lạnh bằng cùng một chiến lược và những tính chất đã đánh bại Liên Xô năm xưa.

Phương Tây vẫn luôn tự tin về việc có hình thái chính trị, kinh tế và xã hội ưu việt, trong khi chê bai Trung Quốc là một xã hội mâu thuẫn, nhiều vấn đề còn tồn tại.

Do đó, việc giành điểm trước Trung Quốc trong một cuộc đua toàn diện tương đối dễ dàng. Những nhà lãnh đạo phương Tây này có niềm tin rằng người hâm mộ thể thao đang xem một trận đấu mà biết trước được kết quả đội nhà sẽ chiến thắng.

Tuy nhiên, Bisley cho rằng, ngoài việc coi mô hình chính trị và kinh tế của Mỹ đặc biệt phù hợp với thời điểm hiện tại là suy nghĩ ảo tưởng, những người lạc quan trên còn hiểu sai về bản chất của kẻ thù mà họ đang đưa vào tầm ngắm địa chính trị.

Theo chuyên gia này, có lẽ thất bại lớn nhất của Liên Xô trong quá khứ là sự thiếu hiểu biết về chính mình, về bản chất của nền kinh tế đang điều hành và những thách thức bên trong và chống phá từ bên ngoài. Trong khi Trung Quốc có lẽ là cường quốc có sự ổn định nội bộ tốt nhất từ trước đến nay. Giới tinh hoa chính trị Trung Quốc nhận thức sâu sắc những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống mà họ xây dựng.

Trung Quốc có một danh sách dài những thách thức, nhưng giới tinh hoa đã chứng tỏ rất hiệu quả trong việc khắc phục những khó khăn nội bộ của mình. Hơn nữa, quốc gia này đã cho thấy thành công về kinh tế và địa chính trị theo con đường của riêng mình không cần đi theo cái gọi là “mô hình tự do dân chủ” mà phương Tây luôn ca ngợi là lý tưởng.

Cùng với đó, Trung Quốc có một quân đội ngày càng hùng mạnh để phù hợp với vị thế được nâng cao của mình trên trường toàn cầu.

Vấn đề lớn nhất của việc thách thức Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh mới là các nhà lãnh đạo phương Tây dường như không coi trọng quy mô của cuộc đối đầu mà họ đang hướng tới.

Chiến tranh Lạnh đã thắng ở châu Âu - nhưng phải mất đến 50 năm. Nhưng một phần chiến thắng đó cũng đến từ việc Mỹ gây dựng được sức mạnh kinh tế đáng kể vào năm 1945, trong khi các đối thủ khác suy yếu vì chiến tranh.

Còn ở thời điểm hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy Washington và những người bạn đồng hành đã có những suy nghĩ thấu đáo, chưa nói đến việc chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài nhiều thập kỷ trên tất cả các lĩnh vực để chống lại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Với quy mô của Trung Quốc, tầm quan trọng của nước này đối với nền kinh tế toàn cầu và sự tinh vi về công nghệ, sự leo thang giữa Bắc Kinh và Washington có thể mang lại những cái giá tương đối lớn. Thay vì bất cẩn nhắc lại quá khứ, phương Tây nên làm mọi cách để ngăn chặn sự cạnh tranh giữa hai bên vượt khỏi tầm kiểm soát.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.