"Chiêu" quảng cáo của các sản phẩm “siêu diệt khuẩn”

"Chiêu" quảng cáo của các sản phẩm “siêu diệt khuẩn”

Thứ 5, 27/12/2012 23:42

Nắm bắt được tâm lí người tiêu dùng, không ít nhà sản xuất tung ra các sản phẩm được gắn mác là "tiệt trùng", "diệt khuẩn". Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm diệt khuẩn, tiệt trùng đến đâu vẫn chưa được công khai quy trình kiểm nghiệm.

Hàng lot sn phm gán mác dit khun

Hiện nay, nhiều sản phẩm là đồ gia dụng trên thị trường đua nhau gán mác diệt khuẩn. Loại thớt diệt khuẩn Neoflam được chào trên các website "công nghệ Microban giúp cho thớt sạch, không bao giờ bị nấm mốc, luôn giữ cho sản phẩm trắng sạch như mới và có tác dụng... vĩnh cửu".

Ở một website mua sắm khác, sản phẩm bàn chải đánh răng diệt khuẩn Nano Silver - Pragma được quảng cáo như sau: "Khử trùng 650 loại vi khuẩn và virus bao gồm một trực khuẩn đường ruột. Nó có thể được kết hợp theo quy định cùng với một phương pháp điều trị y tế để ngăn ngừa viêm da, mụn, eczema, thương hàn, bệnh tả, cảm lạnh, viêm phế quản, mùi hôi thối của nách, chân, cơ thể... Các hạt bạc nano có diện tích bề mặt cực lớn, gia tăng liên lạc với vi khuẩn, virus hoặc nấm và đảm bảo là cải thiện, hiệu quả diệt khuẩn của nó virucidal và diệt nấm". Quảng cáo hoành tráng như vậy mà giá của sản phẩm này chỉ có 30.000 đồng.

Mới đây trên truyền hình còn giới thiệu một loại chảo chống dính với đặc điểm nổi bật là diệt khuẩn, tiệt trùng nhờ công nghệ Nano-Silver (lớp phủ bạc có công dụng kháng khuẩn). Ngoài ra còn có nhiều thiết bị diệt khuẩn nano, máy sục ô-zôn được quảng cáo có tác dụng diệt được 99,9% vi khuẩn, nấm mốc. Nhiều loại máy ô-zôn còn được "thổi" lên với khả năng vô hiệu hóa được thuốc trừ sâu.

Các sản phẩm khăn ướt, hộp đựng thức ăn, ca uống nước, quạt... cũng được quảng cáo sử dụng công nghệ diệt khuẩn, tiệt trùng. Thậm chí có loại điều hòa được quảng cáo có thể khử mùi, diệt đến 99,9% vi khuẩn, khử nấm mốc và ngăn chặn, tiêu diệt nhiều loại virus...

Xã hội - 'Chiêu' quảng cáo của các sản phẩm “siêu diệt khuẩn”

Các loại thớt tiệt trùng được chào bán trên mạng. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, công nghệ này diệt được khuẩn đến đâu, hiện chưa có cơ quan nào nghiên cứu cụ thể. Thị trường các loại vật dụng cho trẻ em tập trung đủ loại tiệt trùng từ khăn giấy chuyên dụng để lau ti giả, núm vú cao su cho đến các loại bình sữa, bát, đĩa đựng đồ ăn, ca uống thuốc. Đặc biệt, đầu ti giả cho bé cũng siêu diệt khuẩn. Nhiều loại sản phẩm được quảng cáo là có lớp tráng bạc ở dạng phân tử nano. Bạc có tính năng diệt khuẩn khử độc và chống bệnh ung thư. Các sản phẩm được quảng cáo, khử được nhiều độc, tiệt trùng, tiệt khuẩn, công năng, công dụng "vô biên" nhưng giá lại rất rẻ, từ 450.000 - 900.000 đồng/máy...

Không phi máy tit trùng nào cũng... sch

TS.Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho hay: Một sản phẩm máy sấy phải đảm bảo các yếu tố sau thì có thể diệt khuẩn được. Đó là sinh ra nhiệt (để bay hơi), có đối lưu không khí (thoát hơi nhanh), có bộ phận có khả năng sinh ra tác nhân diệt khuẩn (ví dụ quá trình tạo ra ô-zôn trong không khí, tạo tia tử ngoại, đôi khi có thể làm tích điện âm để khiến kết tủa bụi đi kèm theo khuẩn). Ngoài ra, phải có bộ phận có khả năng lọc khí.

Theo tiến sỹ Thịnh thì, nhiều sản phẩm hiện đại có cấu tạo phức tạp, cồng kềnh có thể làm được. Nhưng máy của chúng ta có đủ hết những bộ phận như thế không lại là chuyện khác. Hai yếu tố đầu có thể có, nhưng với điều kiện thứ 3, 4 thì chúng ta không kiểm soát được. Căn cứ vào các yếu tố trên, tiến sỹ Thịnh cho rằng: Thớt, bàn chải đánh răng, quạt hay giá treo đồ gia dụng không có cấu tạo quá phức tạp để đảm bảo được khả năng diệt khuẩn.

Tiến sỹ Thịnh phân tích, bàn chải là một dụng cụ bằng nhựa, dùng thuốc đánh răng để cọ xát, tẩy rửa những chất bẩn trên bề mặt răng, đồng thời có thêm chất phụ gia để củng cố men răng (thêm hàm lượng canxi hay trong miệng nếu có chua thì cho thêm chút kiềm để giảm đi). Sau đó súc miệng bằng nước sạch thì chất bẩn sẽ kéo ra ngoài. Bàn chải là sản phẩm thuần túy cơ học và không có nguyên lí nào để đảm bảo được khả năng diệt khuẩn. Có chăng, thuốc đánh răng mới có khả năng sát khuẩn.

Đối với quạt diệt khuẩn, tiến sỹ Thịnh khẳng định, kết cấu của sản phẩm này là hút đằng sau và thổi đằng trước. Nó không đủ cầu kì như điều hòa nhiệt độ để diệt khuẩn. Điều hòa có một bộ phận hút vào và thải ra, qua màng lọc bụi. Vì vi khuẩn rất bé và bao giờ cũng đi theo bụi nên máy tạo ra ion âm sẽ kết tủa bụi lại, vi khuẩn cũng được giữ lại, không thải ra môi trường nhưng không phải là diệt được hoàn toàn. Còn quạt không có chỗ để lọc. Một số quạt phả ra hơi nước để mát không khí chứ không phải là tỏa ra chất để diệt khuẩn.

Tại Việt Nam, chưa có cơ quan kiểm nghiệm, giám định nào khẳng định, cháo là tiệt trùng; thớt là diệt khuẩn... Vì thế, người tiêu dùng hãy cẩn thận với những sản phẩm được quảng cáo thổi phồng công năng.

N.Giang - H.Mai


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.