Phụ nữ là bị cáo mang thai, xử lý như thế nào?
Các quy định nhân đạo đối với phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 thánh tuổi được quy định tại bộ luật hình sự:
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân (Điều 35 BLHS).
Ngoài ra, Phụ nữ có thai phạm tội (khi phạm tội đang có thai) là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này chính là một căc cứ để hội đồng xét xử quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Đặc biệt, Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi (điểm b khoản 1 Điều 61 BLHS). Khi người đang chấp hành hình phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 62 BLHS).
Có bầu để trốn án (ảnh minh họa)
Biến mình thành “máy đẻ” để trốn tội
Lợi dụng các quy định của pháp luật, hàng loạt phụ nữ xem đây là một công cụ để trốn tránh việc thi hành án.
Bị cáo Đặng Thị Mỹ, Nam Đàn, Nghê An sau khi chấp hành bản án 5 năm 6 tháng tù giam vì tội buôn bán ma túy, những tưởng ăn năn hối cải, cô trở về chăm lo cho cuộc sống tương lai. Nhưng không ngờ ai ngờ ngựa quen đường cũ Mỹ tiếp tục buôn bán ma túy với phương thức hoạt động tinh vi hơn. Chưa một lần kết hôn, nhưng người đàn bà này đã có tới 4 đứa con với mục đích giúp thị thoát "nợ" thi hành án.
Cũng giống như Mỹ, Liễu cũng liên tục sinh đẻ để trốn tránh việc chấp hành án phạt tù. Hễ thấy con sắp tròn 36 tháng tuổi, thị lại mang bầu. Cháu bé mới sinh được mấy tháng tuổi vậy mà Liễu vẫn đi đêm về hôm. Nhiều khi, cô đi cả tuần, bỏ mặc con lăn lóc ở nhà cho ông ngoại. Ngày hai trong số 4 đứa con của Liễu không may chết đuối, Liễu vẫn dửng dưng ngồi ăn hết bát cơm mới chịu đứng dậy.
Đây chỉ là một trong số những bà mẹ “máu lạnh” dùng con mình để nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Những đứa trẻ tội nghiệp không nhận được sự thương yêu của người mẹ, không được sống cuộc sống đầy đủ, ấm no.
Các nhà lập pháp cần quan tâm
Trước hết, cần hiểu đúng các quy định hiện hành: Cần lưu ý không phải khi phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là đương nhiên được hoãn chấp hành hình phạt tù. Về nguyên tắc chung thì khi họ bị kết án phạt tù lần thứ nhất mà họ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì không phân biệt họ bị kết án về tội gì, hình phạt nặng hay nhẹ đều có thể cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp họ được hoãn chấp hành hình phạt tù mà lại phạm tội mới hoặc có những hành vi chống đối việc chấp hành hình phạt tù, thì Toà án cần ra quyết định bắt họ đi chấp hành hình phạt tù.
Hình ảnh những đứa trẻ sinh ra để giúp mẹ trốn tội
Theo các chuyên gia pháp lý: mặc dù, đã dự liệu để bảo vệ tối ưu nhất quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên, pháp luật vẫn cần thiết phải điều chỉnh vấn đề này theo hướng chặc chẽ hơn, khi mà thiên chức làm mẹ là công cụ để phạm tội.
Trốn tránh được hình phạt tù, các bị cáo nữ tiếp tục phạm tội trắng trợn hơn nhiều. Vì thế nhân dân rất bất bình, có người đã cho rằng cơ quan pháp luật làm ngơ, không nghiêm túc.... phải có hướng giải quyết để trừng trị những nữ quái này.
Đặc biệt, cần bổ sung quy định để giải quyết tốt nhất quyền và lợi ích của những đứa trẻ vô tội khi mà những bà mẹ chỉ xem nhưng đứa con như bình phong mà đánh mất đi thiên chức làm mẹ. Ngoài ra, hầu hết những đứa trẻ không xác định được bố, có phải như vậy mà quyền được có cha của những đứa trẻ này không được bảo đảm. Vấn đề đặt ra là Nhà nước và pháp luật làm gì để những đứa trẻ có quyền được sinh ra, và có quyền có được sự thương yêu từ cha, mẹ. Trong những trường hợp nhất định, cơ quan có thẩm quyền về nuôi con nuôi cần thiết vào cuộc để những đứa trẻ được hưởng những quyền thiêng liêng nhất.
Hoài Thương