Chính biến tại Myanmar: Toàn cảnh vụ đảo chính và diễn biến khó lường

Chính biến tại Myanmar: Toàn cảnh vụ đảo chính và diễn biến khó lường

Lê Thị Ánh Tuyết

Lê Thị Ánh Tuyết

Thứ 3, 09/02/2021 10:45

Tình hình Myanmar trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Làn sóng biểu tình đang ngày càng lan rộng. Cùng Nguoiduatin.vn nhìn lại những ngày sóng gió vừa qua ở Myanmar.

Ngày 8/2

Giới chức Myanmar cho biết, thiết quân luật sẽ được triển khai tại 7 thị trấn ở Mandalay. Đây là thành phố lớn thứ hai của Myanmar.

Người dân bị cấm biểu tình hoặc tụ tập thành các nhóm trên 5 người.

Lệnh giới nghiêm kéo dài từ 20 giờ hôm trước đến 4 giờ hôm sau. Tình trạng thiết quân luật có hiệu lực cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Một tuyên bố tương tự cũng đã được đưa ra tại một thị trấn ở vùng Ayeyarwaddy thuộc phía Nam.

Lệnh thiết quân luật được đưa ra nhắm ứng phó với tình trạng, các cuộc biểu tình đã bước sang ngày thứ 3 liên tiếp.

Tiêu điểm - Chính biến tại Myanmar: Toàn cảnh vụ đảo chính và diễn biến khó lường

Người dân biểu tình phản đối cuộc đảo chính và yêu cầu thả bà Aung San Suu Kyi ở Yangon hôm Chủ nhật. (Ảnh.Reuters)

Ngày 7/2

Các cuộc biểu tình bao trùm Myanmar với hàng chục nghìn người ở Yangon. Tại nhiều nơi khác, các cuộc biểu tình lớn cũng đã diễn ra. Đây là làn sóng biểu tình lớn nhất kể từ năm 2007.

Mạng internet được khôi phục nhưng các nền tảng mạng xã hội khác vẫn bị chặn.

Ngày 6/2

Twitter và Instagram bị chặn. Đây là 2 nền tảng xã hội được người dân sử dụng để chia sẻ thông tin. Internet sau đó cũng bị chặn.

Hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình ở Yangon và nhiều thành phố khác.

Ngày 5/2

Các giáo viên và một số nhân viên chính phủ tham gia phong trào bất tuân dân sự. Những người này tuyên bố, họ sẽ không làm việc cho chính quyền trừ khi chính phủ do dân bầu được khôi phục quyền lực.

Luật sư của bà Aung San Suu Kyi cho biết, ông không thể gặp bà vì bà vẫn đang bị thẩm vấn. Ông kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint.

Tập đoàn đồ uống Kirin Holdings của Nhật Bản cho biết, họ đang chấm dứt hợp tác với Myanmar Economic Holdings Public Company (MEHL), một công ty có liên quan đến quân đội.

Ngày 4/2

Một nhóm biểu tình giơ cao khẩu hiệu chống đảo chính ở Mandalay. Đây là cuộc biểu tình đầu tiên phản đối hành động đảo chính của quân đội. Ít nhất 3 người đã bị bắt.

Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi và những người bị bắt khác.

Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng quân đội Myanmar nên từ bỏ quyền lực và trả tự do cho các quan chức.

Win Htein, 79 tuổi, một nhân vật hàng đầu khác của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi cũng đã bị bắt.

Tiêu điểm - Chính biến tại Myanmar: Toàn cảnh vụ đảo chính và diễn biến khó lường (Hình 2).

Làn sóng biểu tình ở Myanmar  lan rộng.

Ngày 3/2

Nhân viên tại 70 bệnh viện và các trung tâm y tế trên khắp Myanmar ngừng làm việc để phản đối cuộc đảo chính. Những người khác đeo dải băng đỏ như một phần của chiến dịch bất tuân dân sự.

Văn phòng của NLD tại một số khu vực bị đột kích, lấy đi tài liệu, máy tính để bàn và máy tính xách tay.

Cảnh sát Myanmar buộc tội bà Suu Kyi và bắt giam. Một tài liệu của cảnh sát cho biết, các sĩ quan quân đội đã khám xét nơi ở của bà Suu Kyi, tìm thấy 6 bộ đàm cầm tay được nhập khẩp bất hợp pháp và sử dụng mà không được phép.

Các cáo buộc chống lại Tổng thống Win Myint liên quan đến việc triển khai các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Facebook cũng như Messenger và WhatsApp bị chặn vì lợi ích “ổn định”.

Ngày 2/2

Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên rằng, không thể tránh được việc quân đội sẽ nắm quyền vì những cáo buộc gian lận liên quan đến bầu cử.

Tiếng còi xe và tiếng khua nồi, gõ chảo vang khắp Yangon vào buổi tối để phản đối cuộc đảo chính.

Facebook xoá một trang liên kết với mạng truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar.

Ngày 1/2

Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số nhân vật cấp cao của NLD bị bắt giữ trong một cuộc đột kích vào sáng sớm.

Quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 1 năm và cho biết việc bắt giữ là để “đối phó” với cáo buộc gian lận bầu cử, quyền lực giao cho Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing.

NLD ra một tuyên bố thay mặt bà Suu Kyi kêu gọi người dân phản đối cuộc đảo chính quân sự.

24 bộ trưởng và cấp phó bị bãi bỏ, 11 người được chỉ định thay thế.

Myanmar coup- Police fire water cannon at protesters in Naypyidaw

Cảnh sát phun vòi rồng vào người biểu tình.

HOÀ AN (Theo RT)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.