Chính phủ cần có một cơ chế cho các doanh nghiệp đang đi tiên phong

Lê Mạnh Quốc
Chủ nhật, 18/09/2022 | 12:43
0
Sau 2 năm ứng phó với Covid-19, các doanh nghiệp phải tạm đóng cửa hay giải thể phần lớn do khó khăn về tài chính.

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam, đưa ra bức tranh nhận diện về khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam sau bối cảnh đại dịch trong bài phát biểu tại phiên thảo luận "Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững" của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 đang diễn ra tại Hà Nội.

"Đây không chỉ là nhận định của Deloitte Việt Nam", Chủ tịch Deloitte Việt Nam nhấn mạnh.

Theo khảo sát gần đây nhất của Ban Nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân và các hiệp hội doanh nghiệp, mặc dù có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, nhưng theo phản ánh từ các tổ chức, hiệp hội cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp vẫn đứng trước khó khăn hết sức lớn bởi nhiều lý do.

Trong đó, đứng đầu là thiếu vốn lưu động; tiếp sau là chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao và số lượng và lợi nhuận của đơn hàng sụt giảm do sự thắt chặt chi tiêu của người dân của các nền kinh tế lớn như Mỹ, hoặc các nước châu Âu...

Cùng với các khó khăn về tài chính, các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn về lao động cả về số lượng và chất lượng trong giai đoạn phục hồi. Việc thiếu hụt kỹ năng đã và đang cũng là một trở ngại lớn đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp đã tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu, cùng với đó là sự cạnh tranh về lao động lành nghề, lao động chất lượng cao đi kèm với quá trình chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam ngày càng khốc liệt.

Các doanh nghiệp Việt còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, đó là việc tiếp cận thông tin về thị trường như giá cả, loại mặt hàng, sở thích thị trường, các rào cản kỹ thuật của thị trường có nhập khẩu hàng Việt Nam, thiếu thông tin về các loại công nghệ, thiết bị hiện đại cũng như giá cả liên quan, bà Thanh phân tích.

Nhìn vào số liệu 8 tháng đầu năm 2022 về đăng ký kinh doanh, Chủ tịch Deloite Việt Nam nhận định, cùng với các chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, nền kinh tế có các dấu hiệu phục hồi, hơn 100 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tuy nhiên, bà lo ngại khi nhắc tới số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng khá cao, hơn 50 ngàn doanh nghiệp, với mức tăng là 38% so với cùng kỳ năm trước.

“Có thể thấy rõ là qua đại dịch Covid-19 các doanh nghiệp Việt Nam bộc lộ rõ các yếu tố Nội tại – Năng lực chịu đựng rõ nhất qua hệ thống được xây dựng và quản trị với 3 nguồn lực, gồm nguồn lực tài chính, nguồn lực lao động và nguồn lực xã hội.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển trong thị trường trong nước đã bộc lộ năng lực cạnh tranh kém so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngay tại thị trường trong nước. Hơn thế, việc trải qua thời kỳ dịch bệnh vừa qua thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ bị tổn thương khi có các cú sốc bất lợi từ bên ngoài như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh”, bà Thanh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bà Thanh cũng nhấn mạnh một số doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt đã ứng phó thành công, phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển bền vững.  

Gửi khuyến nghị tới Diễn đàn, bà Thanh đã chia sẻ nghiên cứu của Nhóm tư vấn của Deloitte, trong đó có 4 nhóm hành động thiết thực các doanh nghiệp nên thực hiện để đảm bảo tính hoạt động kinh doanh liên tục – liên tục ứng phó với các rủi ro bất ổn không chỉ bởi đại dịch, mà trong mọi điều kiện.

Theo các chuyên gia tư vấn của Deloitte Việt Nam, đây là những nguyên tắc cơ bản mà mọi doanh nghiệp nên và cần làm để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh.

Kinh tế vĩ mô - Chính phủ cần có một cơ chế cho các doanh nghiệp đang đi tiên phong

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Công ty Tư vấn & Kiểm toán Deloitte Việt Nam. (Ảnh: Quochoi.vn)

Nhóm 1 là các hành động cần ưu tiên cao để tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp, có hiệu quả tức thì, hoàn toàn trong khả năng thực thi và kiểm soát của mỗi doanh nghiệp, tập trung vào các ưu tiên quan trọng và lâu dài, quản trị dòng tiền.

Nhóm 2 là các hành động giúp tối ưu hóa hệ thống và doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được trong khâu thực thi, tập trung vào thị trường và các sáng tạo để thích ứng với thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Xây dựng các chính sách gắn kết với các nhà cung ứng đảm bảo tỉnh liên tục của chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng.

Nhóm 3 là các hành động mang tính chiến lược, dài hạn, là sự lựa chọn khôn ngoan của doanh nghiệp để phục hồi kiên cường, bền vững. Tập trung vào Điều chỉnh/ thay đổi/ nâng cao chất lượng các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp; Tái thiết các nhóm sản phẩm trọng tâm; tối ưu hóa Thương Mại điện tử.

Nhóm 4 là các hành động thực chất đến từ tư duy lãnh đạo doanh nghiệp doanh nghiệp về Phát triển bền vững liên quan đế ESG – Môi trường, Xã hội và Quản trị tốt.

Năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được cộng hưởng và gia tăng khi được chia sẻ một cách đầy đủ trong sự kết nối với các hiệp hội ngành nghề, cũng như nhận được sự lắng nghe, hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, từ địa phương đến Trung ương. Điều này cũng thể hiện cho sự quan tâm và cùng đồng hành, chia sẻ giá trị và trách nhiệm của các cơ quan quản lý với cộng đồng doanh nghiệp.

Đặc biệt, câu chuyện về phát triển bền vững được xác định sẽ là một hành trình dài hạn.

"Để các doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến vấn đề này có thể phát triển một cách tốt hơn, Chính phủ cần có một cơ chế cho các doanh nghiệp đang đi tiên phong về môi trường, với các thể chế liên quan đến những ưu tiên, ưu đãi về thuế và đất đa cho những địa điểm đặt các nhà máy sản xuất, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn", bà Thanh kết luận bài phát biểu bằng đề xuất này.

Xem thêm: 

Chủ tịch Quốc hội: Ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố "bất biến" để ứng với "vạn biến"

Những quyết định chưa có tiền lệ trong điều hành, chỉ đạo

Cần phát triển các kênh dẫn vốn bền vững cho thị trường bất động sản

Những quyết định chưa có tiền lệ trong điều hành, chỉ đạo

Chủ nhật, 18/09/2022 | 10:55
Theo Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật, công tác xây dựng hoàn thiện thể chế nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

GS. Đặng Hùng Võ: Bảng giá đất do các địa phương quy định chỉ bằng 30-60% giá thị trường

Chủ nhật, 18/09/2022 | 10:09
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện của dân về đất đai luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng khiếu kiện dân sự chính là sự chênh lệch bảng giá đất.

Chủ tịch Quốc hội: Ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố "bất biến" để ứng với "vạn biến"

Chủ nhật, 18/09/2022 | 08:57
Củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu.
Cùng tác giả

Phê duyệt quy hoạch sân bay Liên Khương

Thứ 2, 20/05/2024 | 17:44
Bộ GTVT vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng cao tốc La Sơn - Hòa Liên

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Cao tốc đoạn La Sơn - Hòa Liên dài 66 km, hiện có quy mô 2 làn xe, bề rộng mặt đường 12 m, tốc độ thiết kế 60 km/h, đã đưa vào khai thác từ tháng 4/2022.

Bộ GTVT đề nghị rà soát suất đầu tư cao tốc Phủ Lý-Nam Định vì quá cao

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nam Định liên quan phương án đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - Nam Định.

Phó Thủ tướng chỉ đạo "gỡ khó" vật liệu san lấp cho dự án giao thông

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:38
Các Bộ, ngành theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để tình trạng thiếu vật liệu ảnh hưởng tiến độ dự án.

Kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:10
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký quyết định kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. 
Cùng chuyên mục

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
     
Nổi bật trong ngày

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.