Chính phủ yêu cầu chặn đà tăng của giá thép

Chính phủ yêu cầu chặn đà tăng của giá thép

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 3, 11/05/2021 12:27

Giá thép tăng 40-50% so với cuối năm ngoái khiến không ít doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng gặp khó khăn.

Giá thép thị trường tăng lại gây rất nhiều khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến lỗ lãi cho các doanh nghiệp xây dựng. Song xét về thực tế thị trường, yếu tố nhu cầu gia tăng mạnh về vật liệu xây dựng đã giúp cho cổ phiếu ngành thép cũng được hưởng lợi theo.

Con số 40-50% khiến không ít doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng gặp khó khăn. 4 tháng đầu năm sản lượng sản xuất thép thô tăng 17,4%, thép cán tăng gần 62% so với cùng kỳ.

Theo nhiều khảo sát, hiện giá thép xây dựng ở khu vực phía Bắc đang ở mức giá 18.000 đồng/kg (đã bao gồm VAT). Mức giá này không cố định và có thể thay đổi từng tuần, thậm chí từng ngày.

Tài chính - Ngân hàng - Chính phủ yêu cầu chặn đà tăng của giá thép

 Kim ngạch xuất khẩu sắt thép đang tăng vượt trội so với khối lượng, là do giá tăng mạnh.

 
Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa có ý kiến về định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2021. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu bộ Công Thương có biện pháp thúc đẩy, tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thép thành phẩm trong nước.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan có liên quan cần đưa ra giải pháp điều chỉnh mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường trong nước, thông qua cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm.

Trước đó, Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam (VACC) đề xuất kiểm tra giá thép tăng phi mã và đặt vấn đề "có hay không chuyện doanh nghiệp bắt tay làm giá thép".

Bộ Công Thương khẳng định "không có cơ sở nói có sự bắt tay" vì giá thành sản phẩm phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài.

Thép tăng giá đột biến do đâu?

Việt Nam vào mùa xây dựng thì thị trường thép thế giới cũng tăng cao, nguyên liệu đầu vào tăng cao.

Ngành thép Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào thị trường từ nguồn nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất đầu vào, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite,...

Giá thép tăng phi mã còn do thời gian giao hàng kéo dài vì chuỗi cung ứng logistics ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đề nghị các doanh nghiệp nên tiết giảm chi phí sản xuất, bảo đảm giá bán hợp lý để bình ổn giá trên thị trường.

Về nguồn nguyên liệu sản xuất, hiệp hội này đề nghị các doanh nghiệp nên ưu tiên nguyên liệu, thép thô trong nước, thay vì nhập khẩu giá cao. VSA dự báo, cầu về thép trong nước trong tháng 5 vẫn tốt, nhưng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng sẽ lớn hơn. Giá bán thép vẫn tiếp đà tăng khi giá nguyên liệu thế giới chưa có dấu hiệu dừng.

Dự kiến năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu nhiệu loại nguyên liệu để sản xuất thép, như hơn 18 triệu tấn quặng sắt cho các lò cao; thép phế liệu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn cho các lò điện; than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn.

Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam, xu hướng diễn biến giá cả nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới trong năm nay sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới như thời kỳ hậu khủng hoàng tài chính 2008.

Thanh Minh (Theo Tiền Phong/Dân Trí)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.