Chính quyền địa phương "không nên là cấp trên của khu hành chính kinh tế đặc biệt"

Chính quyền địa phương "không nên là cấp trên của khu hành chính kinh tế đặc biệt"

Nguyễn Thành Huế

Nguyễn Thành Huế

Thứ 5, 23/11/2017 11:12

Cơ chế giám sát kiểm soát quyền lực của Trưởng đặc khu kinh tế làm sao để vừa đề cao trách nhiệm cá nhân, đảm bảo sự năng động nhưng vẫn không lạm quyền vẫn đang có nhiều tranh luận.

Xã hội - Chính quyền địa phương 'không nên là cấp trên của khu hành chính kinh tế đặc biệt'

(Nguồn: CafeF)

Theo tờ trình tóm tắt của Chính phủ về dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, 3 đặc khu kinh tế là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc có những ưu tiên khác nhau.

• Vân Đồn: Phát triển các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, công nghiệp văn hóa; dịch vụ hàng không và hậu cần hàng không; dịch vụ thương mại và mua sắm.

• Bắc Vân Phong: Phát triển các ngành công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển hàng hóa và hành khách quốc tế; dịch vụ hậu cần cảng biển; du lịch nghỉ dưỡng, thương mại, tài chính.

• Phú Quốc: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái; hội nghị, triển lãm quốc tế, dịch vụ thương mại và mua sắm; dịch vụ quản lý tài sản; dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao; công nghệ sinh học.

Tuy nhiên, mô hình tổ chức chính quyền và thẩm quyền của trưởng đặc khu kinh tế như thế nào? Cũng là vấn đề đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Trong dự luật, Chính phủ đưa ra hai phương án về mô hình chính quyền đặc khu. Theo đó, phương án 1 là thiết chế trưởng đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt cùng các cơ quan chuyên môn trực thuộc và trưởng khu hành chính. Mô hình này không tổ chức HĐND, UBND.

Phương án 2 là tổ chức một cấp chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt có cả HĐND và UBND.

Trên tờ Tri thức trẻ, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, ông ủng hộ phương án 1. Tức là, xây dựng Trưởng Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và không tổ chức HĐND.

Khi áp dụng phương án phân cấp phân quyền tối đa như trên, ông Cung cho rằng, chúng ta phải  tính tới cách kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.

“Tôi nghĩ rằng, nên có một cơ quan kiểm soát ở trung ương. Có thể là vụ hoặc Văn phòng Chính phủ thiết lập thêm ủy ban thực hiện giám sát chính quyền đặc khu, bảo đảm ông ấy thực thi đúng quyền hạn mà luật định” – ông Nguyễn Đình Cung nói.

Theo ông Cung, ủy ban này bảo đảm Trưởng đặc khu không lạm dụng quyền lực. Đồng thời, giải pháp này cũng có độ linh hoạt, chủ động, phát huy hết sáng tạo, sáng kiến của trưởng đặc khu.

“Chính quyền địa phương lúc này tôi nghĩ nên ít can dự hơn, tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ nhiều hơn kiểm tra và kiểm soát. Chính quyền địa phương theo tôi nghĩ là như vậy, không nên là một cơ quan cấp trên của khu hành chính kinh tế đặc biệt” – ông Nguyễn Đình Cung đưa ra ý kiến.

Trên tờ VOV, Đại biểu Lưu Thành Công (đoàn Vĩnh Long) cho rằng: “Bên cạnh việc giao thiết chế Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhiều thẩm quyền quan trọng thì vẫn cần phải xác định cơ chế giám sát kiểm soát quyền lực để vừa đề cao trách nhiệm cá nhân, đảm bảo tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý nhưng cũng không dẫn đến lạm quyền, vượt quyền”.

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH, Bộ trưởng bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nói những cơ chế vượt trội mà dự luật này đưa ra đều ngang bằng hoặc hơn những đặc khu khác ở khu vực và thế giới. "Đây là việc chúng ta chủ động trong "cuộc chơi". Muốn vậy thì dự luật này phải có những vượt trội hơn hẳn, từ tổ chức chính quyền cho đến những ưu đãi để thu hút nhà đầu tư chiến lược".

Thành Huế (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.