Chính sách của TT Trump vô tình giúp Trung Quốc tiến vào 'sân sau'?

Chính sách của TT Trump vô tình giúp Trung Quốc tiến vào 'sân sau'?

Chủ nhật, 05/02/2017 17:59

Những chính sách đối ngoại “mơ hồ” mà Tổng thống Donald Trump đang thi hành nhiều khả năng sẽ đẩy các quốc gia Mỹ Latinh đến gần với Trung Quốc.

Theo Sputnik News (Nga), những tuyên bố "mơ hồ, thiếu nhất quán" mà tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện nhiều khả năng sẽ "đẩy" các quốc gia Mỹ Latinh đến gần hơn Trung Quốc, đối thủ chính của Mỹ trên cả hai mặt trận kinh tế và chính trị.

Tiêu điểm - Chính sách của TT Trump vô tình giúp Trung Quốc tiến vào 'sân sau'?

 Chính quyền Tập Cận Bình sẽ tận dụng "cơ hội" lớn này để tiến vào khu vực Mỹ Latinh.

Boris Martynov, phó Giám đốc viện nghiên cứu Mỹ Latinh, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga (RAS) nhận định, các chính sách bảo hộ của Tổng thống Donald Trump sẽ mở rộng cơ hội cho Trung Quốc tiến vào khu vực Nam Mỹ.

Thời gian gần đây, chính quyền mới của Mỹ đang gia tăng áp lực lên các quốc gia Mỹ Latinh. Tổng thống Donald Trump đã quyết định thi hành mức thuế 20% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Mexico, để chi trả cho khoản tiền xây dựng bức tường biên giới giữa hai quốc gia. Ngoài ra, ông Trump còn cam kết sẽ chuyển các nhà máy của Mỹ ra khỏi lãnh thổ Mexico.

Thêm vào đó, tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cũng cho hay, Mexico mới ký kết một hợp đồng về sản xuất ô tô với tập đoàn nhà nước JAC, theo đó những chiếc ô tô đầu tiên sẽ chính thức được xuất xưởng vào nửa cuối của năm 2017. 

Chuyên gia Nga chỉ rõ: “Thông tin đăng trên Nhân dân nhật báo đã phát đi một tín hiệu mạnh mẽ đến Washington: Bắc Kinh sẽ không đứng ngoài những biến đối đang xảy ra tại Mỹ Latinh. Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội lớn này”.

Đồng thời chuyên gia Martynov nói thêm, Trung Quốc từ lâu đã thông qua một chính sách kinh tế được chuẩn bị rất kỹ càng đối với khu vực “sân sau” của Mỹ, khu vực Mỹ Latinh.

“Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khái niệm “sân sau” không còn thích hợp nữa. Các quốc gia Mỹ Latinh đang ngày càng chứng tỏ sự độc lập về cả kinh tế và chính trị, ngay cả khi so sánh với các quốc gia phát triển. Nếu theo dõi kỹ những chuyển biến gần đây, không chỉ Bắc Kinh muốn tiến vào khu vực này mà chính Mỹ Latinh cũng “chào đón” Trung Quốc”, chuyên gia Nga nói.

Đơn cử cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhờ nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc đối với các hàng hoá truyền thống từ các nước Mỹ Latinh, khu vực này là một trong những khu vực đi đầu bước qua khỏi khủng hoảng.

Xem thêm >>> Cựu TT Na Uy bị tạm giữ ở sân bay Mỹ vì sang thăm Iran 3 năm trước

Chung quan điểm, chuyên gia Ekaterina Arapova của Viện nghiên cứu quốc gia về quan hệ quốc tế Moscow cho rằng: “Các quốc gia Mỹ Latinh dường như quan tâm đến các cơ hội hợp tác kinh tế với Trung Quốc và các thành viên khối ASEAN. Nhiều nước trong khu vực này đang thiết lập mối quan hệ thân thích chiến lược với các quốc gia ở khu vực châu Á”.

Theo Sputnik News, trong nhiều thập kỷ trước đây, phần lớn xuất khẩu của Mexico đều dựa vào thị trường Mỹ, song những gì đang xảy ra với quốc gia láng giềng của Washington thì Mỹ Latinh cần nhanh chóng rút kinh nghiệm.

Nhà kinh tế học người Peru, Daniel Carpio đưa ra dự báo, hiện giới quan sát đang rất mơ hồ trước quan điểm chính trị của tân Tổng thống Mỹ, nhưng chính điều đó có thể sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển cho mối liên kết Trung Quốc – Mỹ Latinh.

“Mới đây, Peru (quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh) đã ký kết một hiệp định thương mại tự do với Mỹ, đem lại lợi nhuận khoảng nửa tỉ USD. Nhưng sau quyết định của chính quyền Donald Trump, rút khỏi TPP thì nhiều nước trong khu vực Mỹ Latinh chắc chắn sẽ coi Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất”, chuyên gia người Peru cho hay.

Xem thêm >>> 'Hòn đá' cản bước tân Ngoại trưởng Mỹ dỡ bỏ cấm vận Nga

Phương Anh

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.