"Chờ" có ngộ độc hàng loạt, cơ quan chức năng mới vào cuộc

"Chờ" có ngộ độc hàng loạt, cơ quan chức năng mới vào cuộc

Thứ 5, 27/12/2012 23:46

Phân đạm urê dùng ướp cá và hải sản tươi sống được dùng tràn lan nhưng việc quản lý vẫn còn nhiều bất cập.

Urê là một chất đạm vô cơ, dùng làm phân bón trong nông nghiệp, khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, vì vậy làm lạnh môi trường chung quanh (sự hòa tan thu nhiệt), nhờ vậy mà cá được tươi lâu hơn. Theo Giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng: "Ngư dân đánh cá ngoài biển muốn cho cá trữ trên ghe nhiều ngày mà trông vẫn còn tươi, đem về nhà còn bán được, thì người ta ướp cá này bằng phân urê, tức là phân đạm. Khi chất này thấm vào cá thì nó giữ cho cá được cứng và tươi lâu".

Xã hội - 'Chờ' có ngộ độc hàng loạt, cơ quan chức năng mới vào cuộc

Người bán hàng đang hòa loãng chất urê tưới lên cá

Những người chuyên bán cá tại chợ thủy hải sản tại TP.HCM đều cho biết, cá ướp urê giữ được tươi lâu hơn lại rẻ hơn nhiều so với ướp đá. Đó cũng là cách mà các tàu đánh cá ướp hải sản khi đánh bắt được. Thay vì phải chở theo hàng tấn đá cây và muối để ướp, nay họ chỉ cần mang theo vài cân urê.

Khi mua cá cũng cần quan sát để phân biệt cá ướp đạm urê. Với loại cá này, trông thì tươi, màu cá đậm, mang cá cũng hồng tươi hơn bình thường nhưng độ đàn hồi không cao. Xem kỹ, người mua có thể nhận thấy khác thường: Cá có mùi khai, khi nấu có mùi khai nặng hơn. Chị Hương ở quận 2, TP.HCM cho biết: "Trước kia nhà tôi rất hay ăn cá, nhưng có lần tôi mua cá nục tròn ở ngoài chợ Quận 1, khi mua cá còn cứng và lạnh, nhưng khi về đến nhà thì cá tự nhiên mềm nhũn, thậm trí còn thâm đen, khi đun lên có mùi khai nồng".

Để nhận biết được cá có ướp urê hay không là rất khó. Mắt người thường không thể nhận ra được. Chỉ có sự kiểm tra, kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng mới khẳng định được. Nhưng so với thị trường trôi nổi hiện nay thì lại khác hẳn, cá được bán ở ngoài chợ thì lại không được kiểm soát chặt chẽ. Cũng chính vì do lực lượng thanh tra mỏng trong khi sự mua bán tràn lan lại không được tập trung nên gây cản trở rất nhiều trong công tác quản lý. Mà không bắt được quả tang việc sử dụng các loại hóa chất cấm trong việc bảo quản thì không thể xử lý, vì họ thường đổ lỗi cho nhau. Chính vì vậy, để công tác quản lý thật sự có hiệu quả thì các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ phải có sự tập trung vào một chỗ.

Urê ướp cá rất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa hề lên tếng chứ chưa nói gì đến sự vào cuộc để có những chế tài cấm sử dụng. Việc vận chuyển từ tàu lên cảng và lên xe đi các tỉnh, thành khác thì hầu như cá được để trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ nên dễ bị hỏng. Tại các vựa cá hầu như không có mặt các cơ quan chức năng để kiểm tra nên việc kiểm soát chất lượng cá biển từ lúc đánh bắt đến lúc bán cho người tiêu dùng chúng ta vẫn chưa làm được. Theo một chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm, chuyện cá biển ướp urê hay hóa chất hay không, phải đợi khi nào có ngộ độc hàng loạt xảy ra thì cơ quan chức năng mới đi lấy mẫu để làm xét nghiệm. Trong khi đó người tiêu dùng vẫn không hề biết, thậm chí thờ ơ với những cảnh báo thực phẩm gây nguy hại cho mình.

Hà Hưng


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.