‘Cho con sự chọn lựa là biện pháp hữu dụng thay vì ra lệnh’

‘Cho con sự chọn lựa là biện pháp hữu dụng thay vì ra lệnh’

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 3, 25/04/2017 16:41

Quan điểm nuôi dạy con của tác giả Dương Thanh Nga chia sẻ trên mạng xã hội gây được sự chú ý. Chị cho rằng, trẻ con biết rất chính xác mình muốn cái gì nhưng không phải lúc nào cũng nói ra được.

Từng nổi tiếng là bà mẹ đưa con đi khắp thế gian khi con mới lọt lòng, Dương Thanh Nga (tác giả cuốn sách Mẹ sẽ không để con ở lại) luôn có những câu chuyện thú vị về cách nuôi dạy con cái.

Chị kể về cậu con trai của mình: “Liam nửa đêm tỉnh giấc cứ thế tu tu khóc, chỉ tay về phía đầu giường và không ngừng nức nở. Tôi đặt ra các giả thiết như: "Cửa mở? Đói bụng? Đèn sáng quá? Tối qúa? Nằm mơ thấy ác mộng?". Nhưng tất cả đều không phải. Mãi mười phút sau, tôi mới phát hiện ra cái gối hơi bị méo sang một bên, không giống như lúc cậu ấy đã để trước khi nhắm mắt ngủ.

Cái gì làm cho Liam bực bội? Nhiều vô vàn. Không vặn được tay con gấu bông theo cách cậu ấy muốn. Không kéo áo khoác lên được. Bà ngoại lỡ đóng cửa phòng bếp trong khi cậu ấy đang muốn cửa mở. Cái bánh rớt xuống đất. Mở nắp cây viết không ra. Mẹ chở cậu ấy và lo suy nghĩ nên quẹo sang đường bên phải mà lẽ ra mọi lần ở đúng điểm đó mẹ phải chạy đường bên trái”.

Tâm sự - ‘Cho con sự chọn lựa là biện pháp hữu dụng thay vì ra lệnh’

 Chị Dương Thanh Nga hạnh phúc bên con trai.

Trao đổi với PV, chị Dương Thanh Nga cho rằng, trẻ từ 2-4 tuổi biết rất chính xác mình muốn cái gì. Chúng thậm chí cho rằng mình có một khái niệm khá rõ mỗi việc phải diễn ra như thế nào mới đúng. Nhưng không phải lúc nào cũng trình bày cho người lớn hiểu được. Vì thế, cho con sự chọn lựa luôn là biện pháp khá hữu dụng thay vì ra lệnh.

Rồi đến việc chịu đựng những giọt nước mắt của con trẻ không đơn giản chút nào. Nhưng việc cho chúng trải nghiệm cảm xúc đó là rất quan trọng. Mẹ phải thật cứng rắn để thắng cuộc đấu đầu này, nhưng thắng trên tinh thần tôn trọng cảm xúc của con. Con cứ khóc xả hết stress ra ngoài đi, rồi mình ngồi lại nói về điều đó sau và sẽ tiếp tục bước tiếp.

Một trong những cách hiệu quả là ở cạnh con và bày tỏ sự đồng cảm. Một số đứa trẻ thích được ôm trong những lúc đang khóc ròng vì bực bội. Một số khác lại không cho mẹ đụng vào. Chúng chỉ cần nhìn thấy mẹ vẫn còn ở cạnh đó, mẹ không biến mất là được.

“Sau một vài lần tôi nhận ra rằng Liam chỉ cần tôi ngồi đó, im lặng nghe cậu ấy khóc. Không cần đánh tát, không cần gân cổ la mắng, không cần gằn giọng dạy đời, không cần vỗ về an ủi. Mẹ chỉ cần có mặt ở đó, để con yên tâm, rằng dù thế giới có xoay theo cái kiểu con không muốn đi nữa, thì mẹ vẫn không bỏ con đi. Chúng ta không thể giúp con lớn nhanh hơn được, rồi con sẽ biết học cách kiểm soát cảm xúc, hãy tận dụng nó như một cơ hội để chuẩn bị tâm lý cho con”, chị Nga bày tỏ quan điểm.

Xem thêm:

>> Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Những địa điểm du lịch tại miền Bắc siêu hot

>> Rơi nước mắt người mẹ nguyện làm đôi chân cho con bước vào đời

Mai Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.