'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ

'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ

Thứ 5, 30/05/2013 09:16

Chợ tình Khau Vai (Mèo Vạc, Hà Giang) còn được gọi là chợ phong lưu, đã tồn tại 100 năm nay. Chợ là nơi hẹn hò, tâm sự chuyện cũ của những người dân tộc H'Mong, Giáy, Tày...

Chợ nằm ở bản Khau Vai, xã Khâu Vai, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang 180 km, ở cuối con đường đèo. Mỗi năm một lần, vào ngày 26/3 âm lịch, trai bản trên, gái bản dưới lại tìm về gặp gỡ, giao lưu với nhau. Khâu Vai là phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta, thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên toàn thế giới...

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ

Chợ tình Khau Vai diễn ra duy nhất một đêm 27/3 âm lịch hàng năm, nhìn từ trên cao khu chợ này không khác gì những ngôi chợ bình thường khác ở các vùng núi cao Tây Bắc.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 2).

Các thiếu nữ đi chơi chợ tình sắm sửa quần áo mới. Khoảng 7h tối, dòng người đổ về đây đông nhất. Chợ là nơi họ hẹn tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm xưa.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 3).

Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 4).

Đến chợ họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 5).

Công nghệ thông tin phổ biến, nên việc gọi điện hẹn bạn bè, người yêu đến chơi chợ tình là việc đơn giản.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 6).

Nguyên gốc của chợ không buôn bán hàng hóa, nhưng vài năm trở lại đây khu chợ trở nên náo nhiệt bởi những gian hàng thương mại. Đến chợ, người ta không còn nhìn thấy nhiều những đôi trai gái người dân tộc hẹn hò, trò chuyện.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 7).

Chợ tình là nơi hẹn hò của những đôi trai gái trẻ.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 8).

Hay là nơi hàn huyên chuyện cũ của những người bạn già.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 9).

Cùng nhau nâng ly, uống một chén rượu hồng.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 10).

Tiếng khèn vang lên giữa núi rừng hay là thế, tập quán người dân tộc trên rẻo cao Khau Vai mộc mạc là thế, nhưng đã bị một số du khách phá vỡ.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 11).

Nhiều thanh niên không còn diện những bộ trang phục truyền thống khi xuống chợ.

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 12).

Đêm tối ở một con đường dẫn đến chợ tình...

Lạ & Cười - 'Chợ tình một đêm' ở Khau Vai 100 năm trước và bây giờ  (Hình 13).

... và đâu đó vẫn còn những còn giá trị cốt lõi của "chợ tình khau vai".

Nếu còn thương nhau ta đi chợ tình Khau Vai

Sự tích chợ tình bắt nguồn từ truyền thuyết về chàng Ba, cô Út. Chàng Ba người dân tộc Nùng, nhà ở Khau Vai, khôi ngô tuấn tú, hát hay, thổi sáo giỏi nhưng nhà nghèo. Cô Út xinh đẹp là con một tộc trưởng người Giáy. Hai người yêu nhau nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng nghèo và khác dân tộc không cùng con ma, không cùng phong tục tập quán; con trai người Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.

Chàng và nàng trốn nhà đưa nhau lên hang núi Khau Vai sống. Gia đình, họ tộc cô gái vác súng kíp, cung nỏ sang nhà trai chửi mắng chàng Út phá lệ đưa cô gái ra rừng. Gia đình chàng trai cũng mang gậy gộc, súng, dao ra chửi bới nhà gái. Từ hang núi nhìn xuống cảnh máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng bỗng trở nên thù hận nhau chỉ vì tình yêu của mình nên chàng trai và cô gái chia tay nhau về làng, thề kiếp sau sẽ thành vợ thành chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, người dân trong vùng lấy ngày đó làm ngày họp chợ.

Khi đôi trai gái chia tay nhau, họ đã cắt máu thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khau Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau. Họ tâm tình, ca hát hết đêm rồi đến hết đêm hôm sau rồi lại trở về với cuộc sống ngày thường. Ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại đến với nhau. Họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào ngày 27/3- ngày mà năm nào họ quyết định chia tay. Dân làng đã dựng hai miếu thờ là “miếu Bà” và “miếu Ông” ngay chính nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình trai gái.

Phú Sang (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.