Cho trẻ “thụ lộc” đồ cúng ngày Tết - Nên hay không?

Cho trẻ “thụ lộc” đồ cúng ngày Tết - Nên hay không?

Trương Ngân Hà

Trương Ngân Hà

Thứ 6, 16/02/2018 16:04

Lí giải của các chuyên gia sẽ cho chúng ta biết tại sao không nên cho trẻ ăn những món ăn đã bị nguội lạnh trong ngày Tết.

Dinh dưỡng - Cho trẻ “thụ lộc” đồ cúng ngày Tết - Nên hay không?

Vào dịp Tết Nguyên đán, dù giàu có hay khó khăn, các gia đình cũng đều cố gắng thực hiện chu toàn các nghi thức, lễ cúng truyền thống từ lễ ông Công ông Táo cho tới cúng tất niên, giao thừa, tân niên…

Trong mâm cỗ cúng ngoài các món cầu kỳ, đặc trưng theo văn hoá vùng miền, khu vực còn có các món ăn trong đời sống hàng ngày như món xào, bát canh… Vì là đồ cúng nên người nấu luôn đặt tiêu chí sạch sẽ lên trên hết, ai cũng muốn lựa chọn được các nguyên liệu tươi ngon, an toàn để có thể làm một mâm cỗ cúng đầy đặn, thơm ngon, đảm bảo sức khỏe. 

Sau khi hạ lễ, thức ăn sau khi cúng thường được nhường cho trẻ em và người già “thụ lộc” theo quan niệm ăn đồ cúng sẽ khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, cách làm này lộ rõ những tác động xấu đến sức khoẻ nếu nhìn nhận từ góc độ dinh dưỡng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai) lý giải trên tờ Dân Việt, do thức ăn dùng để cúng thường không được che đậy nên dễ bị các loại côn trùng xâm nhập, rồi truyền các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, các loại vi khuẩn trong không khí cũng có thể xâm nhập vào thức ăn và truyền bệnh.

Đồng thời, những thức ăn, đồ uống đưa vào cơ thể trong tình trạng nguội lạnh cũng ảnh hưởng không tốt đến công năng của tì vị. Vì khi đó sự bài tiết các men tiêu hóa bị ức chế, chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn sẽ hạn chế, dẫn đến hay bị đau bụng, tiêu chảy.

Bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo, nếu sử dụng đồ cúng, nhất là trong ngày lạnh, mọi người nên hâm nóng trước khi dùng.

Ngoài ra các bác sĩ cũng cảnh báo các nguy cơ không tốt cho sức khoẻ của trẻ khi trong các gia đình thường dự trữ nhiều nước ngọt, bánh kẹo trong ngày tết. Tuyệt đối không để trẻ ăn hạt dưa, hạt bí và một số loại hạt khác dễ bị hư hỏng, mốc, mứt và bánh kẹo không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ thì các bậc phụ huynh cần biết cách sử dụng hợp lý các thức ăn hàng ngày, theo Trí Thức Trẻ. Trong mỗi bữa ăn của trẻ nên chế biến có đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột (như gạo, mỳ, khoai sắn...); Đạm (như thịt, cá trứng, tôm, cua...); Dầu động vật, thực vật; các loại vitamin và khoáng chất từ nhiều loại thực phẩm đa dạng khác nhau.

Các bậc phụ huynh cũng cần nhớ kỹ các nguyên tắc sau để đảm bảo sức khoẻ của trẻ trong ngày Tết: 

- Cho trẻ ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. 

- Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ bị ôi thiu, nghi ngờ ôi thiu, thức ăn chế biến từ bữa trước

- Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, uống các loại nước ngọt đặc biệt ngay trước bữa ăn. 

- Theo dõi tình hình thời tiết trước khi đi xa vì sự thay đổi đột ngột (nóng bức, mưa phùn) có thể làm trẻ dễ mắc bệnh.

N.H (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.