Theo AFP, trong một tuyên bố mới được đưa ra, tỷ phú François Henri Pinault - Chủ tịch kiêm CEO của Kering- đã cam kết đầu tư 100 triệu euro vào việc xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà sau vụ hỏa hoạn khiến cả thế giới sững sờ vào đêm qua 16/4.
Vị tỷ phú này cho biết, bất kỳ hoạt động khôi phục nào cũng cần được triển khai ngay lập tức. Và để làm điều đó, ông dự định sẽ ủng hộ tiền xây dựng lại công trình vĩ đại của nước Pháp thông qua công ty đầu tư của gia đình của mình, Artemis.
Tập đoàn Kering của tỷ phú François Henri Pinault là một tập đoàn chuyên bán các mặt hàng xa xỉ có trụ sở tại Pháp đứng sau Gucci, Balenciaga, Yves Saint Laurent và các thương hiệu nổi tiếng thế giới khác.
Vậy tỷ phú François Henri Pinault thực sự giàu cỡ nào?
Ông François-Henri Pinault sinh năm 1963, là con trai duy nhất của vị tỷ phú giàu thứ nhì nước Pháp là François Pinault.
Theo tạp chí Forbes, tổng tài sản của gia đình Pinault hiện vào khoảng 35 tỷ USD, giúp ông Pinault trở thành vị tỷ phú giàu thứ 30 trên thế giới và đứng thứ 2 tại Pháp sau ông “trùm” của thương hiệu thời trang siêu xa xỉ Louis Vuiton- Bernard Arnault.
Khối tài sản khổng lồ hiện có của gia đình tỷ phú François-Henri Pinault thực chất khởi nguồn từ một công ty chuyên về gỗ và vật liệu xây dựng mà cha ông gây dựng nên năm 1963, năm sinh của François-Henri Pinault.
Sau 36 năm lăn lộn thương trường, năm 1999, tỷ phú François Pinault có một bước đại nhảy vọt khi chuyển hẳn hướng kinh doanh sang các mặt hàng xa xỉ khi mua lại tập đoàn Gucci.
Trải qua một quá trình sau đó, François Pinault đổi tên công ty thành Karing. Giờ đây, nó đã là chủ sở hữu của những thương hiệu đình đám thế giới như Saint Laurent, Alexander McQueen và đương nhiên là cả Gucci.
Giàu thứ nhì nước Pháp và thứ 30 trên thế giới, gia đìn lại yêu nghệ thuật nên không có gì lạ khi gia đình tỷ phú Pinault sở hữu tới hơn 3.000 bức tranh của toàn là những danh họa vô cùng nổi tiếng như Picasso, Modrian và Koons. Với khối gia tài nghệ thuật đồ sộ đó thì hẳn là xây một bảo tàng riêng cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Và quả thật, theo kế hoạch, gia đình tỷ phú Pinault sẽ xây một bảo tàng để trưng bày các tác phẩm này vào năm 2020.
Lại nói thêm về vị tỷ phú vừa góp hơn 110 triệu USD để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà Paris, tỷ phú François-Henri Pinault từng là cựu sinh viên của trường Kinh doanh HEC danh tiếng ở Paris.
Năm 1987, Pinault bắt đầu sự nghiệp tại PPR (tên công ty cũ của Kering). Nhờ tài năng chứ không phải người bố của mình, ông vươn lên trở thành quản lý bộ phận mua hàng của công ty chỉ 1 năm sau đó.
Cũng từ đó, từng bước một, François-Henri Pinault kinh qua một loạt các vị trí điều hành tại FNAC và CFAO rồi sau đó được bổ nhiệm làm phó giám đốc điều hành.
Vào tháng 5/2003, Pinault được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và rồi là Chủ tịch Hội đồng quản trị vào năm 2005, kế vị cha ông là tỷ phú François Pinault.
Không chỉ có tài kinh doanh và yêu nghệ thuật, tỷ phú François-Henri Pinault còn là một nhà từ thiện tích cực. Ông là chủ tịch của một tổ chuyên đấu tranh cho nhân phẩm và quyền của phụ nữ đồng thời là thành viên Ban kiểm soát của ELA (một tổ chức phi chính phủ châu Âu vận động nghiên cứu về bệnh bạch cầu).