Chính sách đối ngoại của Nga, tập trung vào các khái niệm của một tam giác chiến lược, thông qua các thiết chế BRICS và SCO (Tổ chức hợp tác An ninh Thượng Hải) ngày càng không phản ánh bức tranh thực về tình hình ở Nam Á và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, nước Nga đang đứng trước sự lựa chọn thay đổi cuộc sống: tiếp tục chính sách đa vector vô nghĩa hoặc thực hiện các bước quyết định thành lập liên minh quân sự -chính trị trên trục Moscow - New Delhi.
Ngày 23 và 24/6 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm chính thức Ấn Độ. Hai bên đã đàm phán về quan hệ Mỹ-Ấn Độ trong sự phát triển của cấu trúc khu vực châu Á, việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Afghanistan, hợp tác quân sự-kỹ thuật. Kết quả là hai nước đã nhất trí mở rộng hợp tác về năng lượng, công nghệ cao, quốc phòng và an ninh.
Cần nhấn mạnh rằng các vấn đề được John Kerry thảo luận tại New Delhi không chỉ quan trọng đối với Nga mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của cường quốc này. Và thực tế là Ấn Độ mong muốn đàm phán về những vấn đề này với Mỹ - là bằng chứng về thất bại nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại của Nga trong hướng chiến lược quan trọng với Ấn Độ.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 3/2013
Mỹ-Ấn Độ xích lại gần nhau
"Nước Mỹ không chỉ chào đón sự trỗi dậy của Ấn Độ như một cường quốc thế giới, mà còn có ý định thúc đẩy điều này bằng mọi cách" - John Kerry tuyên bố tại New Delhi. Đây không phải là lời nói xáo rỗng. Trong 5 năm qua, Hoa Kỳ đã phát triển một chính sách nhất quán trong quan hệ với Ấn Độ.
Ngày 18/7/2009 Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chuyến viếng thăm thủ đô Ấn Độ và tuyên bố: "Một kỷ nguyên mới bắt đầu trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ". Điểm khởi đầu của kỷ nguyên mới này là việc ký kết một thỏa thuận song phương về sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với việc sử dụng các vũ khí hiện đại trong lực lượng vũ trang Ấn Độ. Hiện nay, khối lượng thương mại song phương vượt quá 100 tỷ USD, đầu tư của Mỹ ở Ấn Độ vượt quá 25 tỷ USD. Trong trường hợp này, Kerry nhấn mạnh rằng đây không phải là giới hạn: Hoa Kỳ tìm cách tối đa hóa sự hiện diện của doanh nghiệp ở Ấn Độ, trong 10 năm tới. Để so sánh, theo số liệu chính thức cổng thông tin phát triển kinh tế Bộ Ngoại giao Nga, vào năm 2012, thương mại Nga-Ấn Độ đạt 11 tỷ USD, khối lượng đầu tư của Nga vào Ấn Độ là 623.500.000 đô la.
Nga thua tại Ấn Độ
Một vấn đề cụ thể đang nổi lên trong 4 năm qua, xu hướng làm suy yếu đáng kể thị trường vũ khí của Nga ở Ấn Độ. Từ 11/6, Không quân Ấn Độ đã quyết định cuối cùng, lựa chọn máy bay vận tải quân sự C-17 của Mỹ để thay thế các máy bay vận tải IL-76 của Nga.
Báo Calcutta Telegraph lưu ý về vấn đề này: "Thời đại Nga trong lĩnh vực máy bay vận tải Ấn Độ bắt đầu suy yếu dần”. Xu hướng này là đáng báo động khi các hãng máy bay Nga liên tục thất bại trong các cuộc đấu thầu ở Ấn Độ. Đầu tiên là các tiêm kích cơ Mig-35, tiếp đến là trực thăng chiến đấu Mi-28, trực thăng vận tải Mi-25T2.
Tóm lại, chỉ trong 2 năm qua, Nga đã bỏ lỡ các hợp đồng lên tới 13 tỷ USD với Ấn Độ.
Lý giải cho sự suy giảm này, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do các vấn đề kỹ thuật thuần túy: Chi phí sản xuất gia tăng, một sự gia tăng đáng kể trong đổi mới và yêu cầu công nghệ từ phía Ấn Độ. Tuy nhiên, có một thực tế không thể chối cãi rằng sự hợp tác quân sự-kỹ thuật được liên kết với nhau chặt chẽ với chiến lược chính trị. Có nghĩa là, nếu Nga coi Ấn Độ là thị trường vũ khí và thiết bị quân sự lớn thì bản thân nó phải bao hàm cả một nghĩa vụ kế hoạch chính trị-quân sự tương ứng.
Chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) Ruslan Aliyev giải thích: "Ấn Độ lo ngại sự phát triển mạnh mẽ cả kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Một loạt các đơn đặt hàng lớn với Mỹ xuất phát từ mong muốn tăng cường quan hệ đối tác quân sự và chính trị với Washington”. New Delhi càng có lý do để lo ngại khi các lời đề nghị liên tục đến từ Trung Quốc như một đối tác chiến lược ưu tiên.
Gần đây, phiên bản tiếng Nga của tờ China Star xuất bản một bài viết có tiêu đề: "Chiến lược Tam giác Nga - Trung Quốc - Ấn Độ: Cấu hình thực tế". Bài viết bắt đầu với chính sách đối ngoại khôn ngoan của Moscow: Trong tháng 12/1998, Thủ tướng Nga Yevgeny Primakov trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ đã nêu quan điểm mong muốn hình thành một "tam giác chiến lược Nga - New Delhi - Bắc Kinh". Thông điệp này, mặc dù bất ngờ, nhưng rất hợp lý. Phát biểu tại New Delhi vào thời điểm mà Moscow đã bày tỏ sự không hài lòng với các vụ Mỹ không kích Iraq.
Tuy nhiên, với sự ra đi của Primakov, ý tưởng này đã thay đổi nghiêm trọng.
Thêm vào đó là sự xuất hiện một yếu tố khác Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Ban đầu, SCO xuất hiện hết sức chính đáng, như một đối trọng với Mỹ và NATO. Tuy nhiên, cùng với thời gian và thời cuộc, câu chuyện này đã thang đổi. Ngày 7/6/2013, Chủ tịch Viện Chiến lược Quốc gia Mikhail Remizov trong một cuộc trả lời phỏng vấn trang tin điện tử Km.ru đã tuyên bố: "Sự phát triển của mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc là một mối quan tâm. SCO, trong quan điểm của tôi, điều này chủ yếu là các dự án của Trung Quốc và tên của nó thể hiện bản chất của vấn đề. Ảnh hưởng của Trung Quốc chiếm ưu thế ".
Vì vậy việc Nga bắt đầu mất vị thế ở Ấn Độ, cả về chính trị và kinh tế là hệ quả đầu tiên trong chiến lược của Nga. Hậu quả này còn có thể tồi tệ hơn nếu tiếp tục quá trình cái gọi là chính sách ngoại giao đa vector.
Chính sách ngoại giao đa vector bế tắc
Ngày 27/9/2010. Moscow và Bắc Kinh đã ký một tuyên bố chung về việc làm toàn diện sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Trung-Nga. Ngoài ra, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Nga và Trung Quốc về hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, ly khai và chủ nghĩa cực đoan.
Ngày 21/10/2010. Nga và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận để cùng nhau chống lại chủ nghĩa khủng bố và chia sẻ thông tin tình báo. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng quan hệ đối tác chiến lược Nga-Ấn Độ không chỉ là mức cao nhất của sự tin tưởng lẫn nhau, sự phù hợp của các lợi ích quốc gia cơ bản, sự trùng hợp của các mục tiêu của hai quốc gia, cách tiếp cận tương tự như các vấn đề cấp bách nhất của ngày hôm nay, mà còn là phạm vi và triển vọng hợp tác.
28/5/2013. Nga - Trung quyết định sẽ tập trận chung về chống khủng bố tại Chebarkul từ ngày 1 đến 15/8.
11/6/2013. Nga-Ấn Độ đồng ý tổ chức cuộc tập trận chung Indra-2013 vào tháng 10 tới.
Cuộc tập trận đầu tiên không có gì đặc biệt. Nhưng trong một vài tuần trước khi Nga quyết định tổ chức tập trận chung với Trung Quốc, biên giới Ấn Độ-Trung Quốc nảy sinh sự cố nghiêm trọng. Ngày 15/4, đơn vị quân đội Trung Quốc xâm nhập biên giới Ấn Độ ở Ladakh – nơi âm ỉ cuộc xung đột suốt 50 năm qua. Ngày 5/5, hai bên đồng ý rút về vị trí ban đầu. Xin nhấn mạnh rằng, các chuyên gia Ấn Độ đã dự đoán cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á sẽ bùng nổ trong thập kỷ tới. Trên thực tế, Ấn Độ hiện đang trong quá trình hình thành một liên minh quân sự-chính trị để ngăn chặn một kẻ xâm lược tiềm năng. Vì vậy, một chính sách đa vector của Nga không phải là phương tiện tốt nhất để tăng cường quan hệ với Ấn Độ.
Để đầy đủ hơn, cần xem xét chính sách đa vector thông qua lăng kính xuất khẩu vũ khí của Nga.
24/12/2012. Moscow đã ký với New Delhi một số thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật trị giá 2,9 tỷ USD. Trong đó, công nghiệp quốc phòng ở Ấn Độ sẽ được cung cấp bộ dây chuyện, công nghệ để lắp ráp theo giấy phép 42 máy bay chiến đấu Su-30MKI.
17/6/2013 cáo phương tiện truyền thông Nga loan báo nước này sẽ cung cấp cho Trung Quốc máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4++ hiện đại nhất hiện nay Su-35. Đề xuất cung cấp Su-35 cũng như thiết bị hàng không và hải quân đã được thảo luận trong chuyến thăm Moscow hồi tháng 3/2013 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cần lưu ý rằng Su-35S là máy bay thế hệ 4 + + có hiệu suất cao hơn đáng kể so với Su-30MKI. Ngoài ra, Đô đốc Hải quân Ấn Độ Devendra Kumar Joshi trực tiếp thông báo rằng sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc là một mối quan tâm lớn ở Ấn Độ.
Trong khuôn khổ của một chính sách đa vector, Moscow đang cố gắng để xuất khẩu vũ khí thêm một đối thủ tiềm năng của Ấn Độ - Pakistan. Một chuyên gia các vấn đề ngoại giao và chính sách đối ngoại Sergey Lunev trong ấn phẩm "Xu hướng quốc tế", tuyên bố: "Một tăng cường đáng kể mối quan hệ với Pakistan, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự-chính trị, có vẻ như vô vọng. Phân phối các thiết bị chỉ tác động tiêu cực. Pakistan không chỉ muốn tăng cường khả năng phòng thủ mà còn cố gắng để phá vỡ các mối quan hệ quân sự và chính trị Nga-Ấn Độ. Năm 2011, Nga không hài lòng với việc hụt mất gói thầu cung cấp cho Ấn Độ 126 máy bay chiến đấu đa chức năng và New Delhi nỗ lực mua phụ tùng thay thế cho vũ khí của Nga từ các nước thứ ba. Tuy nhiên, mong muốn "trừng phạt" bằng việc bán vũ khí cho Pakistan sẽ chỉ gây ra phản ứng mạnh mẽ ở Ấn Độ".
Ngày 31/5/2013 Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Manmohan Singh đã hội đàm tại Tokyo. Kết quả của các cuộc đàm phán có thể được đánh giá qua các dòng tít nổi bật trên các báo: "Nhật Bản và Ấn Độ đang tạo ra một trục mới ở châu Á". Ấn Độ và Nhật Bản đã nâng mức đối tác chiến lược của họ lên một tầm cao mới, thực hiện cam kết làm việc cùng nhau vì lợi ích của sự ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang phô diễn sức mạnh của mình. Đặc biệt, đối tượng của thỏa thuận này là việc mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật. Ấn Độ và Nhật Bản đã đồng ý tổ chức tập trận hải quân chung, các công ty Nhật Bản sẽ có thể cung cấp máy bay quân sự và lò phản ứng hạt nhân cho Ấn Độ. Không cần phải nói, rằng từ bây giờ các nhà xuất khẩu Nga có một đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng.
Artem Ivanovsky (http://vpk-news.ru/articles/16804)