Chơi với chó Alaska, bé trai 2 tuổi bị cắn đứt khí quản

Chơi với chó Alaska, bé trai 2 tuổi bị cắn đứt khí quản

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 5, 22/10/2020 20:33

Chơi trước cửa nhà, bé trai đáng thương bị 1 con chó Alaska bất ngờ cắn trúng phần cổ, đứt khí quản.

Chiều 22/10, thông tin với báo Lao Động, bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết các bác sĩ cùng ê kíp đã đặt cảnh báo động đỏ cứu kịp bé trai 2 tuổi bị chó cắn đứt khí quản.

Bé trai đang chơi với chị gái (5 tuổi) cùng 2 con chó Alaska trước nhà thì 1 con chó mất kiểm soát lao vào cắn vào cổ cậu bé.

Sức khỏe - Chơi với chó Alaska, bé trai 2 tuổi bị cắn đứt khí quản

Ảnh minh họa.

Tình hình nguy hiểm, cha mẹ cậu bé đã lập tức ngăn cản và đưa cậu bé đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhà. Vết thương làm thủng khí quản, bé thở khó khăn qua vết thương do đường thở bị rách, không khí thay vì đi vào phổi thì bị xì qua vị trí rách làm bệnh nhi thở yếu và thiếu oxy.

Sau khi sơ cứu, băng ép, bé được chuyển tới bệnh viện Nhi Đồng được cấp cứu trong vòng 5 phút và rất may mắn các mạch máu lớn của bệnh nhi không bị tổn thương. Bệnh nhi được đặt nội khí quản, khâu lại khí quản, chỉnh hình các thương tổn khác đi kèm và hiện đang trong quá trình hồi phục.

Số vụ chó tấn công người gây thương tích ngày càng tăng, vậy làm thế nào để tự phòng bị khi đối diện với 1 con chó hung dữ mất kiểm soát?

Theo báo Infonet, trong trường hợp nếu chẳng may bị chó tấn công bất ngờ, chúng ta cần bình tĩnh để xử lý sự việc.

Đặc biệt lưu ý phụ huynh không nên cho con nhỏ tiếp xúc với chó lạ, nếu là chó nhà phải có biện pháp nhốt, xích và rọ mõm.

Sức khỏe - Chơi với chó Alaska, bé trai 2 tuổi bị cắn đứt khí quản (Hình 2).

Ảnh minh họa

Nếu bạn gặp 1 con chó hung hăng định tấn công, bạn tuyệt đối không nên la hét hoảng loạn hay tìm vật lạ ném chó. Hãy hết sức giữ bình tĩnh để nghĩ cách đối phó, không tỏ ra sợ hãi trước mặt chúng.

Loài chó có khứu giác rất nhạy bén hơn cả con người gấp nghìn lần. Do đó khi gặp chúng trong bầu không khí "không hòa bình" thì lời khuyên đối với bạn là không nên nhìn chằm chằm vào nó.

Không nên bỏ chạy khi gặp chó, đây là việc cuối cùng phải làm và hành động này quyết định tất cả "sự sống" cho bạn.

Hãy sử dụng những vật này để đánh lạc hướng chúng, làm cho chúng xao lãng, chuyển mục tiêu chú ý từ mình sang đồ vật đó bằng cách ném những vật này sang một nơi khác.

Trong trường hợp xấu nhất bị chó đuổi theo và tấn công, sử dụng các biện pháp trên không được thì hãy nằm lăn ra đất, cuộn tròn mình, dùng hai tay ôm chặt che đầu và mặt theo tư thế bào thai. Con chó cho rằng tư thế kiểu bào thai đó thể hiện một thái độ phục tùng, đầu hàng, nó thường không cắn tiếp, có thể chỉ ngửi rồi bỏ đi.

Khi đã bị cắn, nạn nhân cần làm sạch vết thương bằng xà phòng, nước sạch, chất khử trùng và băng lại sau đó, hãy tìm hiểu về lịch sử tiêm ngừa của chó và có biện pháp tiêm phòng sao cho hợp lý.

Nguyên Anh (Tổng hợp)

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.