Trong thời kỳ tiền sử, việc chọn tên diễn ra rất tự nhiên, bản thân cái tên phải xác định được vị trí đứa trẻ không chỉ trong xã hội loài người, mà còn trong cả thế giới tinh thần. Mỗi một tên gọi biểu hiện một loạt đặc điểm cá nhân của con người, tính chất cội nguồn của nó, vị thế xã hội mà nó giữ theo sự ra đời của mình, cũng như hoàn cảnh đi cùng với sự xuất hiện một sinh linh mới trên cõi đời, hoặc thời điểm nào đó từ phía gia đình trong khoảnh khắc ra đời của bé.
Chọn tên, đôi lúc bạn chọn cho con số mệnh
Bởi thế, hiện nay một số nước đặt tên theo cách cũ hoặc theo thói quen: Petr (theo tiếng Hy Lạp): - “, tảng đá, đá”; Natalia (tiếng Hy Lạp) – “quan hệ với sinh nở", "hoài thai", "ruột thịt"; Greb (theo tiếng một dân tộc trên thế giới) – “hậu sinh của Chúa”, v.v…
Phong tục chọn tên ngày nay rất phong phú: một số người đặt tên cho những đứa trẻ theo phong tập cũ vì danh dự của ông nội, bà nội, những người khác theo danh dự của các nghệ sỹ yêu thích, các nhà du hành vũ trụ. Thí dụ: năm 1960 ở Liên Xô nổi lên phổ biến tên Iuri theo danh của nhà du hành vũ trụ đầu tiên Iuri Gagarin. Vào những năm 90, ở Liên Xô trình chiếu bộ phim truyền hình nhiều tập châu Mỹ La tinh “Nô tì Izaora”, lập tức xuất hiện nhiều tên Izaora, Mariann, Luisov- Alberto…Hiện nay lại rất phổ biến các tên 'cũ' thời Xô viết như Danil, Nikita, Arkhiv, Arina. Vì thế, rất thường xuyên để đặt tên thường gọi cho con mình các mẹ thường nhờ đến các cha cố.
Thực tế, trong xã hội hiện đại phát triển việc xác định tên, họ được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ.
Ở nhiều dân tộc, từ trước đến nay vẫn giữ phong tục đặt cho trẻ cái tên buồn cười hoặc vô nghĩa, xấu như cái Đĩ, mẹ Đĩ, thằng Sài, thằng Tèo, cu Theo, con Dậu, mẹ Hĩm…ở nước ta. Cho rằng, những cái tên xấu qủy dữ không quan tâm, không quấy nhiễu, nhờ đó cuộc sống đứa trẻ sẽ thuận lợi và may mắn. Ở xã Kim Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh), cạnh nhà tôi có người khi mới sinh có cái tên được mẹ đặt rất bình thường, không xấu, nhưng vừa mới hoài thai, mẹ đã tự cắn mất một ngón chân cái của con, khiến đứa trẻ thành tật, để cho dễ nuôi. Anh này giờ đã gần tuổi 60, giáo viên, hiện là chủ tịch Công đoàn một Phòng Giáo dục thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Việc đặt tên con đòi hỏi sự suy nghẫm, cân nhắc, nghiên cứu nghiêm túc, cẩn trọng của các bậc cha mẹ, nhiều người phải nhờ đến thầy giỏi, cha cố, sách tử vi, vì cái tên người không chỉ đơn giản là cái tên, mà nó theo ta suốt cuộc đời, gắn liền với số phận của mỗi đời người, gắn liền với danh vọng, sự thành đạt. Neeesy không cẩn thận, cái tên 'phản chủ' sẽ ám ảnh con người từ khi sinh ra cho đến lúc đậy nắp quan tài như một mặc cảm tội lỗi.
Có người không muốn đặt tên con có vần A, B vì sợ con lớn lên đi học rồi đi thi phải luôn trong danh sách đầu trong sổ đầu bài, ngồi bàn đầu, thầy cô, cán bộ coi thi hay "chiếu tướng", nhiều bất lợi, tội con.
Cái tên phải xứng với cái danh, với nhan sắc vốn có của chủ sở hữu nó, nhưng từ lúc mới sinh điều này khó xác định, trừ những gia đình vốn có dòng dõi thông minh và tài sắc lâu đời. Còn phần lớn 'sự đã rồi', sửa sai không khó nhưng ngại phiền phức. Quả thật, tên là Đặng Anh Tài, mà lớn lên bất tài, ăn bám vợ thì cảm giác xấu hổ suốt đời. Tên đẹp như Kiều Hoa, lớn lên 'nhìn hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày' thì ân hận lắm! Сái tên đẹp, hoành tráng được tôn vinh bởi tài sắc, đức hạnh của chủ sở hữu nó.
Trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam nói chung, trước Cách mạng tháng 8 nói riêng chúng ta thường bắt gặp rất nhiều nhân vật có tên Huệ, Lan... Những nhân vật mang tên các loài hoa này là các tiểu thư lá ngọc cành vàng, có vẻ bị bệnh tim, khiến ta 'ngẩn ngơ đi trong vườn mộng', để ngắm để yêu thì tuyệt vời, nhưng thường có số phận éo le, bạc mệnh bởi duyên tình trắc trở.
Kỳ tới: Chuyện kể về tên của nhà khoa học Nguyễn Đình Tứ
Văn Tịnh (Moskva)