Các nhà trị liệu đặt con ký sinh hút máu này vào các điểm huyệt trên cơ thể để hút máu độc ra. Điều đặc biệt, con đỉa phải hút đủ lượng máu khiến người bệnh ngất đi thì quá trình trị liệu mới được coi là thành công và đạt kết quả.
Quá trình trị liệu sẽ kéo dài trong khoảng 40 phút. Mỗi một con đỉa khi hút đủ máu sẽ to gấp 4 lần so với kích thước thực của chúng. Khi đã no máu, chúng sẽ tự động nhả miệng ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Sau đó, mỗi con đỉa sẽ được cho vào cồn tiêu hủy để tránh tái sử dụng, từ đó lây lan bệnh sang người khác.
Sau khi bị đỉa hút máu, bệnh nhân sẽ có cảm giác kiệt sức nhưng chỉ vài ngày sau đó, họ dần khỏe mạnh hơn, vết đỉa cắn cũng lành lại và biến mất.
> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh
Đưa đỉa vào nghiên cứu y học
Những năm 1980, đỉa bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn trên thế giới. Theo các tài liệu y học, một liệu trình trị liệu đỉa kéo dài trong 2 tháng cũng có thể làm giảm cơn đau của chứng bệnh viêm khớp một cách đáng kể.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trong nước dãi của đỉa có chứa một lượng lớn thành phần giảm đau, gây tê và làm loãng máu kết hợp lại, giúp bệnh nhân chống chọi với những cơn đau và viêm nhiễm.
Theo những bằng chứng có được, liệu pháp trị bệnh có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại này đã tồn tại khoảng 3000 năm nay, nhưng phải đến giữa thế kỷ 19, nó mới được lan truyền rộng rãi ở Anh quốc. Khi đó, mỗi năm, có tới 6 triệu con đỉa được nhập khẩu phục vụ cho liệu pháp kinh dị này đồng thời xuất hiện thêm nghề bắt đỉa.
Đỉa sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh nếu gặp môi trường thuận lợi. Vì vậy đỉa rất nguy hiểm với động vật, nhất là với con người. Chúng có thể “tá túc” trong lỗ tai, hốc mũi (đỉa lớn) và ngay cả trong lục phủ ngũ tạng nêu như ta ăn phải chứng đỉa. Dùng đỉa đẻ chữa bệnh có thể gây ra một số bệnh truyền nhiễm vì trong nước bọt của đỉa vẫn còn những vi khuẩn gây bệh nhất là đỉa trong tự nhiên. Chúng ta không nên sử dụng phương pháp chữa bệnh này thường xuyên vì nếu lạm dụng phương pháp này thì cơ thể sẽ mất đi một lượng máu khá lớn và gây suy nhược cơ thể. |
Ứng dụng tại Việt Nam
Tại Việt Nam ta, sự xuất hiện của đỉa trong ngành y học được ghi nhận từ những năm 1330. Trong cuốn sách “Nam Dược Thần Hiệu” danh y tuệ tĩnh đã ghi chú cẩn thận: con đỉa phơi khô, đốt xác, tán nhỏ, xao vàng kết hợp với các vị thuốc thảo dược như: can thìa, cam thảo, kỳ tử, có thể chữa đau bụng dưới, mụn nhọt, phong lỡ.
Ngoài ra, các ứng dụng từ đỉa để chữa bệnh tại Việt Nam còn được tìm thấy qua các bài thuốc Đông y như: Dùng đỉa phơi khô, tẩm cồn đốt, tán nhỏ kết hợp với hổ trượng, địa long, xuyên sơn giáp, sẽ có tác dụng chữa bệnh yếu sinh lý, ít tinh binh ở nam giới.
Ngày nay, chúng ta đa phần dùng đỉa làm nguyên liệu chiết xuất để chế biến thành dạng thuốc tiêm hoặc dạng thuốc xoa điều trị nghẽn mạch huyết khối tĩnh mạch, đông máu trong lòng hạch, huyết khối gây ngẽn mạch não…Tuy nhiên, những phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến, nó chỉ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt”.
Chống ung thư
Trong công nghệ chữa xương khớp: Đĩa có khả năng hút máu và tiết ra chất dịch nhầy có tên là hirudin giúp chữa được các bệnh về xương khớp ghép liền các mô tế bào, giúp các ngón tay, ngón chân bị đứt lìa lành nhanh hơn.
Phẫu thuật trong tạo hình: Đỉa giúp chữa áp-xe phủ tạng trong khi cấy mô phẫu thuật tái tạo, hoặc gắn lại các bộ phận của cơ thể người.
Sản xuất tân dược: Nước bọt của đỉa được chiết xuất để bài chế ra nhiều loại thuốc chữa bệnh tim mạch, thấp khớp, hen phế quản, tăng nhãn áp, các bệnh phụ khoa… Đặc biệt, đỉa còn được ứng dụng trong công nghệ chữa ung thư.
Chữa bế kinh, ứ huyết: Có nhiều cục máu đông thành khối, gây đau đớn dùng 30 con đỉa đã chế biến, đại hoàng 30g. Cả hai đều phơi khô đốt lên nghiền thành bột, mỗi ngày uống 5g.
Chữa máu tụ sau sinh: Đĩa 1g con đã phơi khô, đốt tán thành bột, uống với rượu nóng trong một ngày.
Chữa tắc động mạch vành: Đỉa 3g, rễ chè 30g, kim tiền thảo 15g, sắc uống ngày một thang.
Duyên Trần