Cụ thể trong phiên họp thường ký Chính phủ chiều nay 2/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng toàn bộ thành viên đã chính thức đồng ý phương án thực hiện hoán đổi ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ Tết liên tục trong 9 ngày, từ ngày 28-1 (28 tháng chạp) đến hết ngày 5-2-2014 (mùng 5 Tết).
Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ có thể sẽ kéo dài từ 28 tháng Chạp đến mồng 6 tháng Giêng.
Trước đó, ngày 29/11, Bộ trưởng Bộ GTVT - Phó chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng đã chính thức có văn bản đề nghị với Thủ tướng Chính phủ về việc cho nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.
Cụ thể, được nghỉ 9 ngày từ ngày 28/1 đến ngày 5/2/2014, tức là đề nghị nghỉ thêm 2 ngày trước Tết là ngày 28 và 29/1, đi làm bù vào ngày thứ 7 và Chủ Nhật trước Tết là ngày 25 và 26/1.
Tại phiên họp Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã nhất trí với đề xuất nghỉ Tết 9 ngày. Tuy nhiên theo bà Chuyên, không thể bố trí thời gian làm bù vào cả hai ngày 25 và 26.1, vì như vậy sẽ có 8 ngày trước tết làm việc liên tục. Việc này sẽ vi phạm luật Lao động.
Bà Chuyền đưa ra phương án chỉ làm bù vào ngày thứ 7 tức 25.1, sau đó bố trí một ngày làm bù khác vào thứ 7 ngay sau dịp tết.
Phương án của bà Chuyền được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý.
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, việc sắp xếp nghỉ Tết sớm trước 3 ngày cũng tạo điều kiện cho người dân có thời gian đi mua sắm hàng hóa để đón Tết, kích cầu tiêu dùng trước Tết; tránh được tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức phải tranh thủ đi sắm Tết trong giờ làm việc, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Đồng thời, việc nghỉ sớm là để giảm áp lực về tàu, xe, máy bay, giảm lưu lượng giao thông và ùn tắc giao thông trên các tuyến trọng điểm và các đô thị lớn.
H.N