Chủ tịch Đường sắt Việt Nam xin hãy nhìn người đi trước làm gương!

Chủ tịch Đường sắt Việt Nam xin hãy nhìn người đi trước làm gương!

Uông Hải Yến

Uông Hải Yến

Thứ 4, 30/05/2018 14:14

"Nếu bộ GTVT kỷ luật, tôi sẵn sàng nghỉ ngay", đó chính là lời khẳng định của ngài chủ tịch đường sắt Việt Nam. Nhưng nếu là người có tự trọng, tại sao ngài phải đợi cấp trên chỉ đạo mới nghỉ?

Chiều ngày 29/5, ông Vũ Minh Anh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phát biểu trước báo giới: “Tôi chịu trách nhiệm người đứng đầu ĐSVN vì xảy ra các vụ tai nạn vừa qua. Nếu bộ GTVT kỷ luật thì tôi chấp nhận và không từ chối bất kỳ hình thức nào, kể cả nghỉ ngay”.

Hoan hô tinh thần trung trực của người đứng đầu công ty đường sắt với lời nhận trách nhiệm hết sức khẳng khái. Tại Đường sắt Việt Nam, ông chính là người kiên quyết với việc “truy” trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo các đơn vị, bộ phận nếu để xảy ra sự cố, vi phạm.

Cafe8 - Chủ tịch Đường sắt Việt Nam xin hãy nhìn người đi trước làm gương!

Ông Vũ Minh Anh: "Nếu bộ GTVT kỉ luật, tôi sẵn sàng nghỉ ngay".

Thế nhưng, trong các vụ tai nạn giao thông đường sắt kinh hoàng vừa xảy ra có lỗi chủ yếu do chủ quan, do tác nghiệp sai quy trình thì trách nhiệm của người đứng đầu đã được xử lý như thế nào, thưa ông?

Rất nhiều người cũng từng biết, chuyện đắm phà năm xưa do đâm phải đá ngầm trên biển tại Hàn Quốc khiến rất nhiều du khách trong đó có nhiều học sinh bị thiệt mạng. Thế mà vị bộ trưởng Giao thông xứ Kim Chi năm đó cũng tức thì có đơn xin từ chức.

Mới đây nhất, Bộ trưởng Giao thông New Zealand cũng đã lên tiếng xin lỗi và viết đơn từ chức gửi Thủ tướng sau khi ông thực hiện một cuộc gọi trên máy bay ngay trước thời điểm cất cánh – hành động được cho là vi phạm các quy tắc hàng không dân dụng.

Các Bộ trưởng đó chẳng cần chờ ai ý kiến. Họ từ chức rất thanh thản vì họ hiểu rằng chính mình cũng đã có phần trách nhiệm trong đó.

Để xảy ra vi phạm, người đứng đầu tự động xin lỗi, tự động viết đơn từ chức – chuyện này vốn không lạ ở nhiều nước. Nhưng ở nước ta, một cây cầu bị sập khi đang thi công; một chuyến tàu khách bị lật do người gác chắn ngủ quên; một cung đường liên tục xảy ra sự cố tai nạn chỉ vì vấn đề kỹ thuật…

Tất cả những hiện tượng đó vẫn luôn xảy ra, thế nhưng chưa từng thấy một quan chức cấp trên nào xin lỗi ngay lúc đó, nhận sai và xin từ chức. Chuyện từ chức vẫn cứ mãi phải dùng hai từ “xa xỉ” để nhắc tới. Dù sau đó, những hệ luỵ của nó đã diễn ra, uy tín của quan chức đứng đầu bị mất điểm nghiêm trọng trong mắt người dân.

Vẫn biết, thật không dễ gì để có ai đó xin từ chức khi mà ranh giới giữa trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo vốn rất mong manh. Ở nước ta, việc quy trách nhiệm người đứng đầu đơn vị vốn rất khó khăn khi mà cái gì cũng do tập thể bàn và thống nhất. Người ta thường có suy nghĩ rằng, “cha chung không ai khóc”, việc xảy ra ở đơn vị mình tại sao chỉ mình phải chịu kỷ luật?

Cafe8 - Chủ tịch Đường sắt Việt Nam xin hãy nhìn người đi trước làm gương! (Hình 2).

Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn đường sắt trong thời gian qua.

Vị lãnh đạo Đường sắt thân mến, nếu ngài đã "sẵn sàng" để nhận trách nhiệm, để từ chức nếu Bộ trưởng yêu cầu, nếu ngài cảm thấy việc này có thể làm ngay và luôn, nếu ngài cảm thấy năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của mình còn yếu kém… vậy tại sao ngài còn phải chờ đợi người khác ra quyết định cho mình?

Để xảy ra những sự cố nghiêm trọng liên tiếp như vậy, bản thân là người đứng đầu chèo lái, tại sao ngài không nghiêm túc kiểm điểm bản thân xem thực sự mình đã xứng đáng với cương vị được giao hay chưa? Nếu có, xin ngài hãy cho mọi người được nghe lý do đó, còn không xứng đáng thì không có điều gì còn băn khoăn nữa.

Chẳng cần nhìn tận bên nước ngoài làm gì cho xa xôi, ngài nên soi lại chính “tấm gương” của người đi trước, vị tiền bối của ngài - ông Trần Ngọc Thành. Trong thời gian lãnh đạo Tổng công ty đường sắt, ông Thành liên quan đến chủ trương mua hơn 100 toa tàu cũ của Trung Quốc. Thanh tra Chính phủ đã có kết luận hàng loạt sai phạm tại Tổng công ty này và điều đó khiến ông Thành viết đơn từ chức và nghỉ hưu trước thời hạn 4 năm. Có lẽ ngài nên học tập vị tiền bối của mình, nhận trách nhiệm và thực hiện luôn quyết định của mình không chờ cấp trên ban lệnh.

Đã đến lúc chúng ta không thể chỉ trông đợi ở sự “tự giác” mà cần suy nghĩ một cách thực tế hơn, có trách nhiệm hơn trong câu chuyện "từ chức" này.

Thục Nguyên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.