Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam…
Về phía Hội Luật gia Việt Nam có ông Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch danh dự Hội Luật gia Việt Nam; ông Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam; bà Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam… cùng các thành viên trong Ban thường vụ Hội Luật gia Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi làm việc với Hội Luật gia Việt Nam sáng 14/8
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã Báo cáo với Chủ tịch nước về tình hình tổ chức và hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong thời gian qua.
Theo đó, Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước. Hội được thành lập ngày 4/4/1955, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức 12 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc. Từ chỗ chỉ có 40 hội viên, đến nay Hội đã có hơn 46 nghìn hội viên ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hội Luật gia Việt Nam đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho. Trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất Tổ quốc cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Hội Luật gia Việt Nam đã phát huy tinh thân chủ động, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tích quan trọng góp phần phát triển kinh tế, xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.
Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Luật gia Việt Nam. Vì vậy, Hội đã có nhiều biện pháp để