Chủ tịch Sacombank chọn chia tay "ghế nóng" Him Lam

Chủ tịch Sacombank chọn chia tay "ghế nóng" Him Lam

Trương Thị Thanh Hương

Trương Thị Thanh Hương

Thứ 6, 24/11/2017 15:47

Chủ tịch HĐQT Sacombank - ông Dương Công Minh cho biết sẽ thôi chức Chủ tịch HĐQT Công ty Him Lam để tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Tài chính - Ngân hàng - Chủ tịch Sacombank chọn chia tay 'ghế nóng' Him Lam

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, tới đây ông sẽ thôi chức Chủ tịch HĐQT công ty Him Lam để tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Theo ông, việc thôi chức ở Him Lam sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty này.

Nhiều lãnh đạo ngân hàng khác cũng đang cân nhắc để đưa ra lựa chọn cho mình. Ông Võ Quốc Thắng, người đang giữ 3 ghế chủ tịch gồm Ngân hàng Kiên Long, Công ty VPF và Công ty Đồng Tâm cho biết, việc này sẽ được bàn bạc, trao đổi trong hội đồng quản trị cũng như trong các đại hội cổ đông tới đây.

Trả lời câu hỏi về phương án đi hay ở của các ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB và bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT SeAbank, đại diện truyền thông 2 ngân hàng này đều cho biết, hiện chưa nắm được phương án cụ thể của Chủ tịch HĐQT và HĐQT. Tuy nhiên, đây là quy định trong Luật nên buộc ngân hàng sẽ phải tuân theo, cho đến trước ngày 15/8/2018 khi dự thảo Luật có hiệu lực.

Về trường hợp ông Đỗ Minh Phú hiện đang làm Chủ tịch tập đoàn vàng bạc đá quý Doji và  ngân hàng TPBank, đại diện truyền thông Doji cho biết hiện Doji vẫn chưa có phương án cụ thể nào về việc vị trí Chủ tịch HĐQT sẽ được chuyển cho ai hay như thế nào. "Với ông Đỗ Minh Phú, Doji được ví như là đứa con, còn TPBank được ví như tình yêu".

Hiện nay cả 2 người con của ông Phú là bà Đỗ Vũ Phương Anh và ông Đỗ Minh Đức đều đang giữ chức vụ cao tại Doji. Không loại trừ trường hợp ông Phú có thể chuyển giao vị trí Chủ tịch HĐQT Doji của mình cho một trong 2 người con để phù hợp quy định của pháp luật.

Trước đó, luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung vừa được Quốc hội thông qua có nhiều điều khoản, quy định nhằm hạn chế sở hữu chéo.

Theo quy định của Luật sửa đổi, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của TCTD không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của TCTD, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của TCTD.

Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Quy định này được cho là ít nhiều gây khó cho các đại gia vừa sở hữu tập đoàn tư nhân vừa làm "sếp" ngân hàng. Thực tế hiện nay, đa số Chủ tịch HĐQT của các ngân hàng tư nhân đều nắm giữ vị trí chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của rất nhiều doanh nghiệp khác.

Với quy định mới, các lãnh đạo ngân hàng sẽ phải lựa chọn từ nhiệm khỏi ngân hàng hoặc doanh nghiệp do mình đứng đầu.

Thanh Hương (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.