Chủ tịch Triều Tiên xúc động với chuyện lính Mỹ tìm đồng đội

Chủ tịch Triều Tiên xúc động với chuyện lính Mỹ tìm đồng đội

Thứ 6, 02/08/2013 19:00

Phi công Mỹ Thomas Hudner tới Triều Tiên với hy vọng tìm thấy hài cốt còn sót lại của người bạn cũ từng bị bắn chết hơn 60 năm trước trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Ngày trở về nước, ông Thomas Hudner vẫn chưa tìm được hài cốt đồng đội, thay vào đó ông mang về các yêu cầu đàm phán với chính phủ Mỹ.

Chủ tịch nước CHDCND Triều Tiên đã rất xúc động với câu chuyện của Hudner và đã yêu cầu quân đội hỗ trợ mọi thứ có thể để giúp vị chỉ huy tìm thấy xác đồng đội. Biểu hiện hợp tác này của Triều Tiên thực sự gây sốc bởi trước đó không lâu, Bình Nhưỡng đã nhiều lần đe dọa sẽ tấn công hạt nhân với Mỹ.

Ngày 4/12/1950, ông Hudner là phi công yểm trợ cho phi công gốc Phi đầu tiên của Hải quân Mỹ, Jesse Brown. Khi đang làm nhiệm vụ, ông Brown đã bị bắn trên lãnh thổ của địch và bị kẹt trong buồng lái. Ông Hudner đã mạo hiểm mạng sống – cố tình tiếp đất máy bay của mình để cứu ông Brown. Tuy nhiên, ông Brown qua đời bên sườn núi trong mùa đông cực lạnh tại Triều Tiên. Ông Hudner tự hứa sẽ quay trở lại vì người đồng đội của mình.

Tiêu điểm - Chủ tịch Triều Tiên xúc động với chuyện lính Mỹ tìm đồng đội

Phi công Mỹ từng được tặng thưởng huân chương cao quý từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên 

Ông Hudner đã quay trở lại Triều Tiên tuy nhiên vì thời tiết quá khắc nghiệt  nên ông không thể tới được nơi xảy ra tai nạn. Mặc dù rất thất vọng, nhưng chuyến đi 10 ngày đã truyền cho ông nhiều cảm hứng mới. “Nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là một phần trong nhiệm vụ lớn ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và nhiều loại chiến tranh khác có thể chúng sẽ đưa chúng tôi quay trở về nơi chúng tôi từng tới 63 năm trước”.

Ông Hudner đã gửi một lá thư tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao John Kerry chuyển tiếp lời mong muốn của ông tới Triều Tiên để được tiếp tục công việc khôi phục hài cốt lĩnh Mỹ từng bị đình trệ năm 2005.

Hiện còn khoảng 8.000 người Mỹ vẫn đang mất tích ở Triều Tiên, tuy nhiên chính phủ bảo thủ của Mỹ đã tạm ngừng tất cả việc tìm kiếm thi thể vì tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Trong thư, ông Hudner cho biết, các quan chức Quân đội nhân dân Triều Tiên nói với ông rằng “ họ mong những sứ mệnh nhân văn sẽ được tiếp sức dù bối cảnh chính trị hiện tại đang xảy ra những vấn đề lớn như thế nào. Những người đàn ông này là binh lính và chuyên gia mà chúng tôi tin tưởng tuyệt đối”.

Ông Hudner và các cựu chiến binh chiến tranh Triều Tiên đã rất ngạc nhiên vì sự tôn trọng và hiếu khách mà họ nhận được từ các quan chức của Quân đội nhân dân Triều Tiên – những người luôn hộ tống họ trong suốt chuyến đi.

Ông Hudner thừa nhận ông hơi "ngây thơ" khi hy vọng chuyến đi này có thể góp phần giúp mối quan hệ hai nước tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, ông vẫn quyết định sẽ quay trở lại Triều Tiên vào tháng 9. Trước đó, một nhóm nghiên cứu trước do Quân đội nhân dân Triều (KPA) được gửi tới Chosin hoặc Jangijin đã bị mắc kẹt do lũ lụt, tuy nhiên KPA tin các tuyến đường và các sân đỗ máy bay trực thăng có thể được sửa chữa trong vài tháng tới.

KPA nhấn mạnh nước này mong muốn một đại diện của Bộ Chỉ huy Hỗn hợp về Kiểm kê Tù binh và Lính Mỹ mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ (gọi tắt là JPAC) đi cùng trong các chuyến tìm kiếm hài cốt ông Jesse Brown sắp tới. Đồng thời, KPA cũng yêu cầu chính quyền Obama quyết định để tích cực tái cam kết với Triều Tiên.

Chiến tranh Triều Tiên xảy ra vào năm 1950 là hệ quả của tình trạng đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong trật tự thế giới lưỡng cực xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ II, gắn với sự kiện quan trọng là Hội nghị Yalta (1945), nơi hai phe phân chia ảnh hưởng tại các khu vực trên thế giới. Ngày 27/7/1953, tại làng Panmunjeom (Bàn Môn Điếm) - giới tuyến phân cách hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, các bên liên quan đã ký Hiệp định đình chiến.

Trang Trần (Theo CNN) 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.