Chủ tịch VPBank: Đàm phán bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện trong quý 3

Chủ tịch VPBank: Đàm phán bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện trong quý 3

Nguyễn Hương Anh

Nguyễn Hương Anh

Thứ 6, 29/04/2022 21:13

Sau thương vụ bán 49% cổ phần FE Credit cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC – công ty con của Tập đoàn Tài chính SMCB của Nhật Bản năm ngoái, nhiều người quan tâm kế hoạch phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ của VPBank cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2022.

Trả lời thắc mắc của cổ đông và nhà đầu tư tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 2022, Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng cho biết, ngân hàng này đang trong giai đoạn đàm phán tích cực và sẽ sớm hoàn thiện, công bố tên đối tác ngoại sẽ gia nhập VPBank trong thời gian ngắn tới đây.

“Quá trình đàm phán đang diễn ra và diễn ra hết sức tích cực, tuy nhiên khó có thể kết thúc trong Quý, việc bán vốn có thể hoàn thành trong quý 3 sắp tới”, ông Dũng nói.

Hoạt động phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược tối đa 15% vốn điều lệ, đồng thời nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 30% vốn điều lệ, theo VPBank, sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu tăng vốn của ngân hàng này, mà còn là cơ hội tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quản lý, vận hành và nâng cao năng lực từ đối tác nước ngoài.

Trong kế hoạch được ĐHĐCĐ phê duyệt, VPBank sẽ tăng vốn điều lệ lên tới trên 79 nghìn tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2021. Kế hoạch tăng vốn sẽ được thực hiện thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu ESOP, chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối và chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Năm ngoái, ngân hàng này đã tăng vốn điều lệ từ hơn 25 nghìn tỷ đồng lên 45 nghìn tỷ đồng. Như vậy, 2022 sẽ là năm thứ 2 liên tiếp VPBank đẩy mạnh hoạt động tăng vốn điều lệ và sẽ trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống sau khi triển khai tăng vốn thành công.

Tài chính - Ngân hàng - Chủ tịch VPBank: Đàm phán bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện trong quý 3

VPBank xác định mục tiêu trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, phục vụ cho sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng”.

Hoạt động tăng vốn điều lệ liên tục của ngân hàng này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư, trong bối cảnh một số ngân hàng lớn khác có kế hoạch tăng vốn khá khiêm tốn, hoặc thậm chí nhiều năm liền không tăng vốn.

Trước đó trong buổi trao đổi với nhà đầu tư, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank, đã khẳng định mục đích tăng vốn của ngân hàng không phải để trở thành tổ chức tài chính có vốn điều lệ lớn nhất, mà nhằm củng cố nền tảng vốn vững chắc cho chặng đường phát triển 5-10 năm tới của VPBank.

VPBank hiện tại đang làm việc với đối tác tư vấn chiến lược trong giai đoạn cuối để hoàn thiện kế hoạch phát triển 5 năm tiếp theo, trong đó sẽ chỉ ra những cơ hội thị trường và kinh doanh, cùng các thách thức đi kèm. Một kế hoạch và chương trình hành động bao gồm các sáng kiến, dự án… sẽ được công bố tới cổ đông và nhà đầu tư trong thời gian tới.

Tham vọng của ngân hàng cũng đã được thể hiện rõ hơn qua hoạt động tái định vị thương hiệu được công bố hồi đầu tháng Tư này. Theo đó, VPBank xác định mục tiêu trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, phục vụ cho sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng”.

Để hiện thực hóa mục tiêu nói trên, ngay từ đầu năm, VPBank đã tiến hành mua lại mua lại Công ty Chứng khoán (CTCK) ASC và đổi tên thành VPBank Securities. Sự gia nhập của CTCK này vào hệ sinh thái không chỉ giúp ngân hàng này khai thác xu hướng nở rộ của hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường thời gian qua, mà còn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản. Tổng vốn đầu tư VPBank đổ vào CTCK này là 20.000 tỷ đồng.

Tài chính - Ngân hàng - Chủ tịch VPBank: Đàm phán bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện trong quý 3 (Hình 2).

Trong năm 2022, VPBank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên trên 697 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 30 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 27% và 107% so với năm 2021.

Bên cạnh đó, VPBank sẽ sớm hoàn tất việc mua lại cổ phần của công ty bảo hiểm OPES để tập trung phát triển mảng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, bên cạnh mảng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đang hợp tác với AIA.

ĐHCĐ VPBank thông qua phương án tăng vốn, tìm kiếm động lực tăng trưởng mới

Cũng tại Đại hội đồng cổ đông VPBank 2021, ngân hàng này đã được thông qua các phương án tăng vốn điều lệ cho năm 2022, đưa vốn điều lệ của VPBank lên 79.334 tỷ đồng, cao nhất toàn hệ thống, làm nền tảng để tiến vào các lĩnh vực có nhiều tiềm năng thị trường như chứng khoán, ngân hàng đầu tư, bảo hiểm.

Các phương án tăng vốn điều lệ được cổ đông đồng thuận bao gồm phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu để tăng vốn cổ phần và phương án chào bán/phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư ngoại. Trong đó phương án phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu dự kiến sẽ sử dụng 22.377 tỷ đồng từ lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung, quỹ đầu tư phát triển… để nâng vốn điều lệ lên 67.434 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ được điều chỉnh tương ứng lên 17,642% để thực hiện phương án này.

Trong khi đó, phương án tăng vốn bằng việc chào bán, phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ thông qua phát hành 1.190 triệu cổ phiếu, với mệnh giá 10.000 đồng cổ phiếu, sẽ đưa vốn điều lệ của ngân hàng lên 79.334 tỷ đồng - mức cao nhất trên toàn hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank đồng thời sẽ được nâng lên tối đa 30% vốn điều lệ để phục vụ cho phương án bán vốn cho nhà đầu tư ngoại.

Sau hai đợt tăng vốn này, VPBank sẽ có một nguồn tài chính để nâng cao năng lực vốn, quản trị và tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng.

Tài chính - Ngân hàng - Chủ tịch VPBank: Đàm phán bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện trong quý 3 (Hình 3).

Trên nền tảng 2 năm 2020 và 2021 đạt mức tăng trưởng trên mức 20%, VPBank tiếp tục đặt kỳ vọng vào mục tiêu tăng trưởng cao.

Trong 2 năm vừa qua, VPBank là một trong những ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tăng vốn điều lệ với nhiều đợt tăng vốn trong năm 2021 và 2022, trong đó có đợt tăng vốn từ 25.299 tỷ đồng lên 45.056 tỷ đồng trong năm ngoái và các kế hoạch tăng vốn đã được đề cập ở trên trong năm 2022.

Ngoài kế hoạch tăng vốn trong năm 2022, VPBank đặt mục một số mục tiêu kinh doanh chính trong năm 2022 như tăng tổng tài sản lên trên 697 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 30 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 27% và 107% so với năm 2021. Bên cạnh đó, ngân hàng này đặt kế hoạch tăng tiền gửi và giấy tờ có giá lên lên 413 tỷ đồng, dư nợ tín dụng lên 518 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng 28% và 35%. Nợ xấu của ngân hàng này dự kiến sẽ được kiểm soát dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 107% lên gần 30 nghìn tỷ đồng.

Trong quý 1, ngân hàng đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 11.146 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm ngoái và cao nhất từ trước đến nay.

Chia sẻ với nhà đầu tư về mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế gần 30 nghìn tỷ đồng, Tổng Giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh thừa nhận đây sẽ là một kế hoạch thách thức, tuy nhiên ngân hàng này đang có những yếu tố thuận lợi để biến mục tiêu tăng trưởng này thành hiện thực.

“Tại sao chúng tôi lại đưa ra một mục tiêu lớn như vậy? Thứ nhất chúng tôi cho rằng nhu cầu thị trường của nền kinh tế sau giai đoạn khó khăn sẽ tăng trở lại, đặc biệt là nhờ các chiến lược của chính phủ trong hỗ trợ phục hồi kinh tế với hàng trăm nghìn tỷ đồng được đưa vào thị trường. Thứ hai, VPBank với một nền tảng vững chắc, hệ thống sẵn sàng, sẽ có khả năng cho tăng trưởng cao”, ông Vinh chia sẻ.

Trên nền tảng 2 năm 2020 và 2021 đạt mức tăng trưởng trên mức 20%, VPBank tiếp tục đặt kỳ vọng vào mục tiêu tăng trưởng cao. Ngân hàng này theo đó đề ra hai kịch bản tăng trưởng tín dụng trong năm 2022, bao gồm một kịch bản nền tảng 20 -23% và một kịch bản tham vọng 35% - trên cơ sở được cơ quan quản lý cho phép. Lãnh đạo VPBank khẳng định ngay cả với kịch bản tăng trưởng tín dụng cơ sở, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng cũng không thay đổi nhiều, khi ngân hàng này có thể cân đối dòng tiền, mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng sản xuất, kiểm soát chất lượng tín dụng và dự phòng và tiết kiệm chi phí.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/04, cổ phiếu VPBank (HSX: VPB) nhích nhẹ 0,55% so với phiên đóng cửa trước đó, lên 36.700 đồng/cổ phiếu. Trong một năm, cổ phiếu này tăng gần 13%, với giá cao nhất ghi nhận ở 40.363 đồng/cổ phiếu tại ngày 05/07/2021.

 

Hương Anh 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.