Chùa Cầu xuống cấp, ô nhiễm trầm trọng: Vì sao chính quyền Hội An không thể can thiệp, trùng tu?

Chùa Cầu xuống cấp, ô nhiễm trầm trọng: Vì sao chính quyền Hội An không thể can thiệp, trùng tu?

Lê Nhâm Thân

Lê Nhâm Thân

Thứ 7, 08/06/2019 10:00

Dùng gỗ chống, hạn chế khách du lịch, thu gom nước thải... đó là cách mà ngành chức năng đối phó với nỗi lo vấn đề ô nhiễm và xuống cấp ở Chùa Cầu.

Theo tư liệu được lưu trữ, Chùa Cầu được người Nhật dựng xây ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) vào đầu thế kỷ 17. Tương truyền việc dựng cầu để trấn yểm thủy quái. Sau đó, người Hoa đến đã tiếp tục xây miếu (chùa) ở cạnh. Di tích này có sự giao thoa 3 nền văn hóa Việt - Nhật - Hoa.

Theo tư liệu được lưu trữ, Chùa Cầu được người Nhật dựng xây ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) vào đầu thế kỷ 17. Tương truyền việc dựng cầu để trấn yểm thủy quái. Sau đó, người Hoa đến đã tiếp tục xây miếu (chùa) ở cạnh. Di tích này có sự giao thoa 3 nền văn hóa Việt - Nhật - Hoa.

Trải qua 4 thế kỷ cùng sự thiên biến của tạo hóa, Chùa Cầu vẫn là biểu tượng đặc biệt nhất của Hội An. Tuy nhiên, trước sự bào mòn của thời gian cùng tác động của con người, di tích văn hóa lịch sử này đang bị

Trải qua 4 thế kỷ cùng sự thiên biến của tạo hóa, Chùa Cầu vẫn là biểu tượng đặc biệt nhất của Hội An. Tuy nhiên, trước sự bào mòn của thời gian cùng tác động của con người, di tích văn hóa lịch sử này đang bị "bức tử" từng ngày.

Đầu tiên, đó là vấn nạn ô nhiễm, mà đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước dưới cầu.

Đầu tiên, đó là vấn nạn ô nhiễm, mà đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước dưới cầu.

Tháng 11/2018, trạm xử lý nước thải Chùa Cầu được đưa vào vận hành với công suất 3.000-5.000 m3/ngày đêm với mức đầu tư hơn 1,2 tỷ Yên Nhật (Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 1,1 tỷ yên Nhật còn lại do TP.Hội An đối ứng). Nhưng chẳng rõ lý do gì, công trình áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến này chỉ cho thấy hiệu quả một thời gian ngắn.

Tháng 11/2018, trạm xử lý nước thải Chùa Cầu được đưa vào vận hành với công suất 3.000-5.000 m3/ngày đêm với mức đầu tư hơn 1,2 tỷ Yên Nhật (Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 1,1 tỷ yên Nhật còn lại do TP.Hội An đối ứng). Nhưng chẳng rõ lý do gì, công trình áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến này chỉ cho thấy hiệu quả một thời gian ngắn.

Hiện tại, con nước chảy dưới chân di tích hàng trăm năm tuổi này đã tái diễn tình trạng ô nhiễm, hôi thối, rác rưởi, khiến du khách phải nín thở mỗi khi qua đây.

Hiện tại, con nước chảy dưới chân di tích hàng trăm năm tuổi này đã tái diễn tình trạng ô nhiễm, hôi thối, rác rưởi, khiến du khách phải nín thở mỗi khi qua đây.

Những ngày nắng nóng cao điểm tháng 6/2019, dòng nước dưới chân Chùa Cầu chuyển sang màu đục ngầu kèm theo đó là mùi tanh thối không tài nào chịu được.

Những ngày nắng nóng cao điểm tháng 6/2019, dòng nước dưới chân Chùa Cầu chuyển sang màu đục ngầu kèm theo đó là mùi tanh thối không tài nào chịu được.

Ngoài ô nhiễm, di tích này đang gánh nỗi lo xuống cấp, thậm chí là đổ sập. Hiện trạng cho thấy, ở phần thân cầu, tại nhiều vị trí liên kết giữa đòn tay đỡ mái với các cột bị mục. Nhiều thanh xà gỗ đỡ mái ngói bị nứt nẻ, cong vênh không thể khớp nối nhau. Các phần mố trụ đỡ xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc vôi vữa. Kết cấu thượng bộ gồm phần cầu và miếu đang có độ tách rời khoảng 10cm, riêng phần mái nhiều chỗ đã bị dột nước mưa thấm xuống làm ảnh hưởng đến các cấu kiện bằng gỗ của công trình.

Ngoài ô nhiễm, di tích này đang gánh nỗi lo xuống cấp, thậm chí là đổ sập. Hiện trạng cho thấy, ở phần thân cầu, tại nhiều vị trí liên kết giữa đòn tay đỡ mái với các cột bị mục. Nhiều thanh xà gỗ đỡ mái ngói bị nứt nẻ, cong vênh không thể khớp nối nhau. Các phần mố trụ đỡ xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc vôi vữa. Kết cấu thượng bộ gồm phần cầu và miếu đang có độ tách rời khoảng 10cm, riêng phần mái nhiều chỗ đã bị dột nước mưa thấm xuống làm ảnh hưởng đến các cấu kiện bằng gỗ của công trình.

Ở một số vị trí, nước mưa thấm vào phần mối nối khiến gỗ bị ăn mòn, mục, loang rộng, nằm vênh ra. Trên tường vôi, không ít vị trí bị ố đen, vữa nứt loang lổ. Mặt cầu được làm bằng gỗ, do thường xuyên tiếp xúc giày dép của người qua lại nên bị mài mòn nghiêm trọng. Hệ thống chịu lực chính, quan trọng như móng, mố, trụ cũng đã bộc lộ sự xuống cấp thấy rõ.

Ở một số vị trí, nước mưa thấm vào phần mối nối khiến gỗ bị ăn mòn, mục, loang rộng, nằm vênh ra. Trên tường vôi, không ít vị trí bị ố đen, vữa nứt loang lổ. Mặt cầu được làm bằng gỗ, do thường xuyên tiếp xúc giày dép của người qua lại nên bị mài mòn nghiêm trọng. Hệ thống chịu lực chính, quan trọng như móng, mố, trụ cũng đã bộc lộ sự xuống cấp thấy rõ.

Ông Phan Văn Cẩm, Giám đốc trung tâm Quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam cho biết, dự án Tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Cầu được chia làm nhiều hạng mục nhỏ, trong đó đơn vị làm chủ đầu tư 3 nội dung gồm : Nền đường, vỉa hè và hồ điều hòa; điện chiếu sáng tổng thể; cấp nước và xử lý môi trường. Các hạng mục đã triển khai trước đây có 3 nội dung với 3 gói thầu riêng, hiện đã hoàn tất xong hồ sơ quyết toán hạng mục cấp nước và xử lý môi trường, các hạng mục còn lại chưa quyết toán xong. Trong khi chờ phương án tối ưu để thực hiện đại trùng tu Chùa Cầu thì biện pháp khả dĩ được đưa ra là chống đỡ một cách tạm bợ bằng các thanh gỗ.

Ông Phan Văn Cẩm, Giám đốc trung tâm Quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam cho biết, dự án Tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Cầu được chia làm nhiều hạng mục nhỏ, trong đó đơn vị làm chủ đầu tư 3 nội dung gồm : Nền đường, vỉa hè và hồ điều hòa; điện chiếu sáng tổng thể; cấp nước và xử lý môi trường. Các hạng mục đã triển khai trước đây có 3 nội dung với 3 gói thầu riêng, hiện đã hoàn tất xong hồ sơ quyết toán hạng mục cấp nước và xử lý môi trường, các hạng mục còn lại chưa quyết toán xong. Trong khi chờ phương án tối ưu để thực hiện đại trùng tu Chùa Cầu thì biện pháp khả dĩ được đưa ra là chống đỡ một cách tạm bợ bằng các thanh gỗ.

Còn, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An thông tin rằng, địa phương đang lên kế hoạch thu gom hết lượng nước thải này để chuyển vào nhà máy xử lý nhằm giải quyết triệt để ô nhiễm ở Chùa Cầu. Trước đây, trung bình mỗi ngày, Chùa Cầu đón hơn 4.000 lượt khách tham quan, nhưng do xuống cấp, UBND TP.Hội An vừa đề nghị biện pháp tạm là giới hạn số lượng khách tham quan tại di tích Chùa Cầu tối đa là 20 khách/lượt.

Còn, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An thông tin rằng, địa phương đang lên kế hoạch thu gom hết lượng nước thải này để chuyển vào nhà máy xử lý nhằm giải quyết triệt để ô nhiễm ở Chùa Cầu. Trước đây, trung bình mỗi ngày, Chùa Cầu đón hơn 4.000 lượt khách tham quan, nhưng do xuống cấp, UBND TP.Hội An vừa đề nghị biện pháp tạm là giới hạn số lượng khách tham quan tại di tích Chùa Cầu tối đa là 20 khách/lượt.

Chùa Cầu ( Lai Viễn Kiều, thuộc Hội An, tỉnh Quảng Nam) là di tích văn hóa - lịch sử cấp Quốc gia; nơi gắn liền với hồn cốt phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện đang xuống cấp, ô nhiễm nghiêm trọng.

Việc trùng tu, can thiệp vào di tích này vô cùng phức tạp, cần sự đồng thuận của nhiều bên. Dự kiến, cuối năm 2019, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức hội thảo để nhận diện các nguy cơ cũng như xác định phương thức trùng tu Chùa Cầu.


 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.