Vân tay là "chữ ký" sinh học riêng của mọi người, ở thời trung cổ, khi phạm nhân bị xét xử và kết án, họ được ký tên vào bản giấy và ấn tay vào dung dịch màu đỏ hoặc đất sét để lấy dấu vân tay.
Điểm chỉ vân tay còn được sử dụng trong hoạt động cho thuê mướn, vay nợ, ký giấy bán thân – thoát thân đối với lầu xanh.
Thế nhưng, thời cổ đại công nghệ hiện đại không có, ai cũng có thể ngụy tạo được bằng chứng, những người cầm quyền làm cách nào để xác định chính xác dấu vân tay của một người nào đó.
Dấu vân tay có thể tìm thấy ở mọi nơi.
Trước hết là dấu vân trên những bề mặt mềm như xà phòng, sáp nến, khăn ướt... còn được gọi là vân "mềm" 3 chiều. 2 loại còn lại là vân trên bề mặt cứng và chia thành vân nhìn thấy (hay vân nổi - patent print) hoặc không nhìn thấy (hay vân chìm - latent print).
Cấu trúc sắp xếp các đường vân ở mỗi người là khác nhau, và gần như là không có trường hợp 2 dấu vân tay trùng nhau.
Xác suất hai người có dấu vân tay trùng nhau lên tới 1/64 tỷ kể cả trường hợp sinh đôi cùng trứng.
Nhận ra điều này, người cổ đại đã tìm được điểm khác biệt.
Trong các tài liệu lịch sử, thời gian sớm nhất mà vân tay được sử dụng trong các vụ án hình sự Trung Quốc là khoảng 2.300 năm trước, sớm nhất là thời Tây Chu.
Người xưa xác định dấu vân tay cực kỳ đơn giản, họ phân biệt bằng mắt thường.
Họ chia vân tay thành hai loại, một là xoắn ốc và loại còn lại gồm những đường cong. Đến thời nhà Tống, dấu vân tay chính thức trở thành vật chứng tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót trong nhận dạng dấu vân tay thời cổ đại. Ở thời đại ấy, ngón tay dùng để lấy dấu vân tay là ngón cái, đôi khi là ngón trỏ.
Chính vì thế, một số tội phạm đã dùng lửa đốt hoặc cắt đứt ngón tay của mình nhằm xóa dấu vân tay nếu chẳng may phạm tội trọng.
Ngoài ra, dấu vân tay cũng được sử dụng để bảo mật thông tin trong thời cổ đại.
Lúc đấy, các tài liệu bí mật thường được viết bằng các phiến tre. Sau khi viết xong, chúng sẽ được cuộn lại và niêm phong bằng đất sét có ấn dấu vân tay của người viết. Nếu có người xem trộm, chắc chắn dấu vân tay đó sẽ bị hỏng.
Cho đến ngày nay, nhiều người phải công nhận rằng, nhận dạng dấu vân tay là một trong những kết tinh trí tuệ của người cổ đại. Chưa có kỹ thuật nhận dạng, tội phạm vẫn bị điểm chỉ là nhờ vào sự thông minh của quan quân người xưa.
Dấu vân tay như là một "sở hữu độc quyền". Nó như một "căn cước sinh học" để ngăn chặn việc mạo danh, từ chối tiền án của tội phạm.
Và nhờ Công nghệ Sinh trắc học (Biometric) là một công nghệ sử dụng đặc trưng về dấu vân tay để giải mã các tài năng tiềm ẩn của não bộ.
Nguyên Anh (Lược dịch)