Chùm ảnh: Động vật chật vật sống trong thế giới ngập ngụa rác thải nhựa

Chùm ảnh: Động vật chật vật sống trong thế giới ngập ngụa rác thải nhựa

Vũ Hà Trang

Vũ Hà Trang

Thứ 2, 23/07/2018 14:49

Hơn 1 triệu sinh vật biển chết vì rác thải mỗi năm, động vật tưởng lầm rác thải là thức ăn nên đã vô tư "đánh chén" để duy trì sự sống, động vật giáp xác dùng hộp nhựa để làm mai,... đó là những ví dụ cho thấy thế giới của sinh vật tự nhiên đang bị chi phối bởi rác thải nhựa như thế nào.

Một bầy linh cẩu kiếm mồi trên  bãi rác ở Mekelle, Ethiopia. Ở đó có lẫn cả rác thải nhựa như chai, túi ni lông, vỏ hộp và cả thức ăn thừa mà con người thải ra, do vậy chúng phải đánh hơi để phân loại đâu là thứ chúng có thể ăn được.

Một bầy linh cẩu kiếm mồi trên bãi rác ở Mekelle, Ethiopia. Ở đó có lẫn cả rác thải nhựa như chai, túi ni lông, vỏ hộp và cả thức ăn thừa mà con người thải ra, do vậy chúng phải đánh hơi để phân loại đâu là thứ chúng có thể ăn được.

Rùa bị mắc kẹt trong tấm lưới...

Rùa bị mắc kẹt trong tấm lưới...

...và bao tải do con người thải ra, khiến chúng bơi lội một cách chật vật.

...và bao tải do con người thải ra, khiến chúng bơi lội một cách chật vật.

Sống chung với rác thải.

Sống chung với rác thải.

Sư tử con vô tư chơi đùa với một cái chai nhựa.

Sư tử con vô tư chơi đùa với một cái chai nhựa.

Đã có rất nhiều loại động vật bị mắc kẹt bởi khuôn nhựa giữ lon.

Đã có rất nhiều loại động vật bị mắc kẹt bởi khuôn nhựa giữ lon.

Ánh mắt đáng thương của hải cẩu bị kẹt cổ trong lưới nhựa và dây thừng.

Ánh mắt đáng thương của hải cẩu bị kẹt cổ trong lưới nhựa và dây thừng.

Nhìn cá heo bơi lội tung tăng với túi rác bị mắc ở đuôi, bạn cảm thấy điều gì?

Nhìn cá heo bơi lội tung tăng với túi rác bị mắc ở đuôi, bạn cảm thấy điều gì?

Cua lông ở Edithburgh “mặc” chiếc áo làm từ túi ni lông trong suốt để ngụy trang. Vốn dĩ đặc tính của loài vật này là dùng bọt biển khoác lên vỏ để trốn tránh kẻ thù, nhưng lý do con cua lông này sử dụng túi ni lông để bao phủ cơ thể thì có lẽ chúng ta cũng đã hiểu.

Cua lông ở Edithburgh “mặc” chiếc áo làm từ túi ni lông trong suốt để ngụy trang. Vốn dĩ đặc tính của loài vật này là dùng bọt biển khoác lên vỏ để trốn tránh kẻ thù, nhưng lý do con cua lông này sử dụng túi ni lông để bao phủ cơ thể thì có lẽ chúng ta cũng đã hiểu.

Chai nhựa rỗng thủy tinh nằm rải rác và nhiều loại rác thải nằm trên đảo Santa Cruz của Ecuador, đe dọa đến môi trường sống của loài cự đà.

Chai nhựa rỗng thủy tinh nằm rải rác và nhiều loại rác thải nằm trên đảo Santa Cruz của Ecuador, đe dọa đến môi trường sống của loài cự đà.

Hai chú khỉ nâu trông có vẻ tò mò với một chai nhựa trên tay ở bên ngoài đền Pashupatinath ở Kathmandu, Nepal. Dưới dòng nước đục ngầu kia đang nổi lềnh phềnh một túi ni lông đen.

Hai chú khỉ nâu trông có vẻ tò mò với một chai nhựa trên tay ở bên ngoài đền Pashupatinath ở Kathmandu, Nepal. Dưới dòng nước đục ngầu kia đang nổi lềnh phềnh một túi ni lông đen.

Một con chim hải âu sà xuống bờ đảo Leeward ở Hawaii, trong miệng nó ngậm sợi dây nhựa. Trong khi loài chim biển dựa vào những sinh vật biển để kiếm ăn, thì giờ đây bờ biển đã ngập ngụa trong rác, khiến chúng lầm tưởng những sợi dây nhựa kia là thứ có thể ăn được.

Một con chim hải âu sà xuống bờ đảo Leeward ở Hawaii, trong miệng nó ngậm sợi dây nhựa. Trong khi loài chim biển dựa vào những sinh vật biển để kiếm ăn, thì giờ đây bờ biển đã ngập ngụa trong rác, khiến chúng lầm tưởng những sợi dây nhựa kia là thứ có thể ăn được.

Thủy sinh nổi lên trên bề mặt nước biển, cùng với đó là những thứ rác thải nhựa kinh điển của con người - túi ni lông, đằng xa là một con rùa đang bơi giữa một bãi rác trên biển.

Thủy sinh nổi lên trên bề mặt nước biển, cùng với đó là những thứ rác thải nhựa kinh điển của con người - túi ni lông, đằng xa là một con rùa đang bơi giữa một bãi rác trên biển.

Hải âu Laysan nghỉ ngơi bên cạnh một ổ rác nhựa.

Hải âu Laysan nghỉ ngơi bên cạnh một ổ rác nhựa.

Ở Hawaii, một con cá heo bottlenose ngậm một khuôn nhựa giữ lon, nếu không may chúng bị mắc kẹt trong cái khuôn nhựa đó có thể làm hại chúng khiến chúng bị nghẹt thở, bị biến dạng.

Ở Hawaii, một con cá heo bottlenose ngậm một khuôn nhựa giữ lon, nếu không may chúng bị mắc kẹt trong cái khuôn nhựa đó có thể làm hại chúng khiến chúng bị nghẹt thở, bị biến dạng.

Một con cá mập voi bơi bên cạnh một túi nhựa ở Vịnh Aden gần Yemen. Mặc dù cá mập voi là loài cá lớn nhất trên biển, chúng vẫn bị đe dọa nếu nuốt phải những mẩu nhựa nhỏ.

Một con cá mập voi bơi bên cạnh một túi nhựa ở Vịnh Aden gần Yemen. Mặc dù cá mập voi là loài cá lớn nhất trên biển, chúng vẫn bị đe dọa nếu nuốt phải những mẩu nhựa nhỏ.

Chim đinh viên ở Queensland nước Úc, dùng những mảnh thủy tinh vỡ, đồ chơi nhựa và những rác thải khác của con người để làm tổ.

Chim đinh viên ở Queensland nước Úc, dùng những mảnh thủy tinh vỡ, đồ chơi nhựa và những rác thải khác của con người để làm tổ.

Một con cua dùng vỏ hạt để làm nhà.

Một con cua dùng vỏ hạt để làm nhà.

img

Không thể phủ nhận sự tiện lợi và giá thành phù hợp của những sản phẩm làm từ nhựa, nhưng cũng phải đối mặt với một thực tế rằng chúng đang hủy hoại thiên nhiên như thế nào.

Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, mất vài giây để sản xuất, vài phút để sử dụng nhưng phải cần tới 500 đến 1000 năm sau chúng mới phân hủy hoàn toàn.

Cộng đồng mạng - Chùm ảnh: Động vật chật vật sống trong thế giới ngập ngụa rác thải nhựa

Cuộc sống của các sinh vật trong tự nhiên đang bị đe dọa bởi rác thải nhựa.

Giới phân tích đánh giá nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa tiếp tục tăng như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và như vậy sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương. Trong khi đó ở thời điểm hiện tại, lượng rác thải nhựa đổ xuống đại dương đã là 12,7 triệu tấn.

Với khối lượng rác thải khổng lồ như vậy, không chỉ con người tự mình gánh chịu hậu quả, mà còn làm liên lụy tới hệ sinh thái môi trường. Trong đó, từ những sinh vật biển nhỏ bé như rùa, cho tới những sinh vật lớn bậc nhất như cá voi đang là nạn nhân trực tiếp của rác thải, chúng chật vật sinh sống và “cầu cứu” mỗi ngày để được giải thoát khỏi rác thải nhựa đang ngập ngụa xung quanh.

Có tới ít nhất 180 sinh vật đại dương, từ những sinh vật phù du cho tới những loài có kích thước khổng lồ đang bị chi phối bởi rác thải nhựa. Nhiều sinh vật đã ăn rác thải do con người tạo ra vì chúng tưởng đó là thức ăn, bên cạnh đó cũng không ít động vật giáp xác như cua dùng rác nhựa để làm nơi trú ngụ và những con hải cẩu, rùa bị mắc kẹt trong những lưới đánh bắt trôi nổi trên biển.

Chúng ta đã từng nghĩ rằng động vật chỉ ăn thực vật hoặc những sinh vật khác, cho tới khi cả thế giới thải ra cả trăm triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, và vô tình, chúng ăn cả rác thải độc hại.

Vì sao động vật ăn rác mỗi ngày?

Rác thải nhựa đổ xuống môi trường nước và trên cạn có nhiều kích cỡ, hình dáng, màu sắc, mùi hương khác nhau, do đó, động vật đã lầm tưởng chúng là thức ăn của mình. Bên cạnh đó, động vật còn sử dụng giác quan để tìm ra thức ăn cho chúng. Rất nhiều sinh vật biển như cá heo, cá voi sử dụng định vị sóng âm để kiếm ăn, nhưng chúng vẫn có thể định vị nhầm lẫn giữa thức ăn và rác. Đó chính là lý do mà trong xác của nhiều con cá voi chứa đầy rác thải nhựa, phụ tùng ô tô và những mảnh vụn rác mà con người đã thải ra.

Chùm ảnh về cuộc sống chật vật của động vật và rác thải sẽ khiến chúng ta giật mình bởi mức độ ô nhiễm trong thế giới tự nhiên đang ở mức báo động.

Hà Trang (National Geographic, BBC Earth)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.