Đầu tháng 3 vừa qua, dư luận thế giới đã sửng sốt khi nhà chức trách thành phố Thượng Hải công bố đã vớt được hơn 2.200 xác con lợn chết trên sông Hoàng Phố, nguồn nước chính ở trung tâm thương mại hàng đầu Trung Quốc này - Ảnh: Reuters/ BI.
Theo ước tính của Liên hiệp quốc, cứ 6 người trên thế giới hiện nay thì có ít nhất một người không được cung cấp 20-50 lít nước ngọt trong vòng một ngày để đảm bảo các nhu cầu cơ bản như uống, nấu ăn, và vệ sinh thân thể. Một cậu bé đang bơi bên bờ biển Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Nơi đây đang bị tảo xanh xâm thực nặng nề - Ảnh: Reuters/ China Daily.
Nước sống Jianhe ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã biến thành màu đỏ hồi tháng 12/2011, do hai nhà máy hóa chất xả thải bất hợp pháp vào dòng sông thông qua những ống thoát nước mưa- Ảnh: Reuters/ China Daily.
Tại Trung Quốc, tình trạng chất lượng nguồn nước uống ngày càng suy giảm do ô nhiễm đang trở thành vấn đề được nhiều người dân Trung Quốc quan tâm. Trong ảnh là một người dân đang giặt giũ quần áo bên một hồ nước ô nhiễm ở Xiangfan, tỉnh Hồ Bắc - Ảnh chụp ngày 21/3/2010: Reuters/BI.
Tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc, người dân thậm chí phải tìm các loại nước đóng chai để thay thế nước máy. Một cậu bé đang ngụp lặn trên con nước ngập ngụa rác thải ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh chụp hồi tháng 9/2006: Reuters/ China Daily.
Xác một con cá lớn dập dềnh trên hồ Đông ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, hôm 20/8/2012. Hồ này đã bị tảo lục xâm thực nghiêm trọng - Ảnh: Reuters/ BI.
Nước con sông ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang đã chuyển sang màu vàng ươm, do bị một nhà mảy xả thải độc - Ảnh: Reuters/ BI.
Tháng 7/2010, hơn 1.600 tấn dầu nặng đã bị tràn ra biển. Trong ảnh là công nhân đang ra sức dọn sạch dầu tràn ở gần một hải cảng quan trọng phía bắc Trung Quốc - Ảnh: Reuters/ BI.
Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm cũng chính là một trong những mối lo ngại hàng đầu của nhà chức trách Trung Quốc. Trong ảnh là một người đàn ông đang thả câu trước cửa một cái cống nước đen ngòm ở thủ đô Bắc Kinh - Ảnh: Reuters/ BI.
Một số người đang đua nhau bắt cá trên dòng kênh đen ngòm bẩn thỉu ở trung tâm Bắc Kinh - Ảnh: Reuters/ BI.
Bộ Môi trường Trung Quốc gần đây ra báo cáo cho biết, kết quả kiểm tra hơn một nửa mẫu nước lấy từ nguồn nước ngầm tại 200 thành phố của Trung Quốc cho thấy, chất lượng nước kém và thậm chí là rất kém. Trong ảnh là một con sông ô nhiễm ở ngoại ô thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang - Ảnh: Reuters/ BI.
Sông Dương Tử, đoạn gần đập Tam Hiệp, một ngày trong tháng 11/2009 - Ảnh: Reuters/ China Daily.
Tháng 2/2013, Bộ Môi trường Trung Quốc đã thừa nhận sự tồn tại của các “làng ung thư” mà ở đó nhiều người đã phát bệnh ung thư do uống phải nước giếng chứa chất hữu cơ độc hại. Truyền thông Trung Quốc cho biết có đến hơn 200 ngôi làng ung thư trên cả nước. Hình ảnh này chụp ngày 21/4/2009 được tại một hồ ô nhiễm ở ngoại vi thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - Ảnh: Reuters/ BI.
Dòng chảy của một con sông ô nhiễm hướng về Cáp Nhĩ Tân, một trong những thành phố khá đông dân ở Trung Quốc - Ảnh chụp tháng 11/2005: Reuters/ BI.
Một người đàn ông đang bơi lội giữa một con kênh ô nhiễm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh - Ảnh chụp ngày 16/8/2007: Reuters/ BI.
Đầu tháng 3 vừa qua, dư luận thế giới đã sửng sốt khi nhà chức trách thành phố Thượng Hải công bố đã vớt được hơn 2.200 xác con lợn chết trên sông Hoàng Phố, nguồn nước chính ở trung tâm thương mại hàng đầu Trung Quốc này - Ảnh: Reuters/ BI.
28.000 dòng sông ở Trung Quốc biến mấtTrong vòng 20 năm qua, 28.000 dòng sông ở Trung Quốc đã biến mất, bằng 50% trong tổng số các dòng sông tại đất nước đông dân nhất thế giới này. Khai thác tài nguyên quá mức được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Theo hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (Trung Quốc), nhờ sự nỗ lực của 800.000 điều tra viên, Bộ Thủy lợi và Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc mới đây đã công bố kết quả của cuộc tổng điều tra thủy lợi toàn quốc lần thứ nhất, cho thấy số lượng các dòng sông có diện tích từ 100km2 trở lên ở nước này đã giảm một nửa so với những năm 1990, nghĩa là trong vòng 20 năm qua, 28.000 dòng sông tại đây đã biến mất. Giới chức liên quan của Trung Quốc cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu và kết quả các cuộc điều tra trước đây không chính xác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia môi trường lên tiếng chỉ trích rằng sự biến mất của các dòng sông cho thấy hệ lụy của việc khai thác tài nguyên vội vàng, quá mức và thiếu sự tư vấn từ cộng đồng. Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề môi trường công cộng Mã Tuấn, tuy các phương pháp điều tra khác nhau có thể dẫn tới số liệu khác nhau, nhưng việc có một lượng lớn dòng sông ở Trung Quốc biến mất là một sự thực không thể tranh cãi. Bởi vì Trung Quốc đã khai thác tài nguyên các dòng sông một cách thái quá, trong đó chủ yếu là khai thác nguồn nước ngầm, phá hoại môi trường và sa mạc hóa các cánh rừng. Ông Mã Tuấn cho rằng các công trình như Đập Tam Hiệp là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự biến mất của nhiều dòng sông. Chắc chắn thực trạng này sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước cho quốc gia đông dân nhất thế giới này vì theo Liên hợp quốc, Trung Quốc là một trong 13 nước thiếu hụt tài nguyên nước nghiêm trọng nhất toàn cầu. Trong một diễn biến liên quan, tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mới đây đã cam kết tăng tính minh bạch trong vấn đề ô nhiễm môi trường, lo ngại vấn đề môi trường có thể trở thành một nhân tố gây bất ổn xã hội ở Trung Quốc. Còn theo tờ The Times của Anh, ô nhiễm môi trường đã thay thế tranh chấp thu hồi đất, trở thành vấn đề gây phẫn uất nhất đối với người dân Trung Quốc. Sự biến mất của các dòng sông tại đây vừa là vấn đề môi trường, vừa là vấn đề xã hội. |
P.Sang (t/h)