Chương trình theo dõi người dùng của chính phủ Mỹ bị lên án

Chương trình theo dõi người dùng của chính phủ Mỹ bị lên án

Chủ nhật, 09/06/2013 21:24

Sau khi tờ The Washington Post "vạch trần" sự tồn tại của chương trình theo dõi thông tin người dùng có tên PRISM của Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI), cộng đồng công nghệ thế giới dường như "dậy sóng".

PRISM là một chương trình bí mật của chính phủ

Theo tài liệu của The Washington Post và The Guardian, PRISM là tên mã của một chương trình được chính phủ Mỹ xây dựng từ năm 2007. Trên lý thuyết, chương trình này sẽ giám sát mọi hoạt động truyền thông, liên lạc người dùng thông qua máy chủ của Mỹ. Tuy nhiên trên thực tế thì quy mô của nó lớn hơn rất nhiều. 

Chương trình theo dõi người dùng của chính phủ Mỹ bị lên án
PRISM cấp quyền cho NSA truy cập vào máy chủ của hàng loạt hãng công nghệ lớn, trong đó có những đại gia như Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube, Apple.

Hoạt động của PRISM được tiết lộ như sau: Các đại gia công nghệ nhận lệnh từ bộ trưởng Tư Pháp yêu cầu cung cấp quyền truy cập máy chủ và theo dõi dữ liệu, thông tin liên lạc hàng ngày cho FBI, sau đó dữ liệu sẽ được chuyển tới NSA. Chính vì vậy, PRISM là một chương trình "mật" khiến cho người dân bị theo dõi mà không hề hay biết. Trong khi đó theo quy định NSA chỉ được theo dõi thông tin truy nhập nước ngoài.

Nhiều người dân Mỹ đã lo ngại về thông tin mà NSA thu nhập được thông qua PRISM, nó bao gồm: nhật kí kết nối, tài liệu, email, ảnh, đoạn chat, các cuộc gọi Skype, dịch vụ Google như Gmail, các file dữ liệu Google Driver, những từ khoá tìm kiếm...

Trước đó người dùng đã từng đứng ngồi không yên khi nhà mạng Verizon bị NSA thu thập dữ liệu. Nhưng với vụ việc lần này, NSA tỏ ra "mạnh tay" hơn rất nhiều. Theo NBC, vụ thu thập dữ liệu của Verizon không là gì so với PRISM.

NSA chỉ thu thập thông tin người gọi và nhận cuộc gọi, nơi cuộc gọi tới và các thông tin cơ bản, phần nội dung cuộc gọi không bị kiểm tra. Tuy nhiên PRISM lại có quyền truy cập mọi thông tin trao đổi qua email, nó cũng đồng nghĩa với việc họ có thể "xem được những gì bạn đang gõ".

Hợp tác với các đại gia công nghệ

Theo thông tin tiết lộ từ các trang tin, PRISM bắt tay lần đầu tiên với Microsoft vào năm 2007. Tiếp theo đó là rất nhiều công ty công nghệ lớn khác. Họ bắt buộc phải làm theo vì nếu không tham gia, họ sẽ phải chịu nhiều bất lợi trong các vụ kiện của chính phủ. Bên cạnh đó, các công ty cũng nhận được khoản tiền bồi thường cho dịch vụ. Chính vì tính nhạy cảm của PRISM nên hầu hết các công ty đều phủ nhận việc hợp tác của mình.

Theo đó, ông chủ của Facebook, Mark Zuckerberg đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình thông tin xoay quanh PRISM. Vị CEO này cho biết anh chưa từng nghe tên PRISM trước đây, và Facebook không tham gia vào chương trình này.

 

Chương trình theo dõi người dùng của chính phủ Mỹ bị lên án (Hình 2).
Điều khiến cho dư luận bàng hoàng đó là PRISM được coi như một chương trình hợp pháp và được Chính phủ bảo trợ.

Các chuyên gia cho rằng, sự việc người dân tạo sức ép lên Tổng thống Geogre Bush vào năm 2001 để phản đối chương trình giám sát công dân thì có lẽ, chương trình đó đã không hề dừng lại mà chỉ đổi sang một cái tên khác, PRISM.

Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh 

Tùng Linh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.