Thế nhưng, sau mỗi mùa thi, chương trình khép lại, khán giả thất vọng khi chứng kiến sự im hơi lặng tiếng của hàng loạt những tài năng vừa bước ra từ những chương trình đó. Từ thực tế đó, nhiều ý kiến cho rằng cần phải dừng các chương trình này lại để tránh việc “gặt non”...
Lắm chương trình, nhiều sao “xịt”
Mấy năm vừa qua, khán giả truyền hình chứng kiến sự bùng nổ của các cuộc thi ca hát trên sóng truyền hình dành cho mọi lứa tuổi. Cuộc thi này chưa qua, cuộc thi khác đã tới, thậm chí diễn ra cùng lúc. Không khó để có thể đọc ra Giọng hát Việt, Nhân tố bí ẩn, Vietnam Idol, Solo cùng Bolero, Cặp đôi hoàn hảo, Đố ai hát được, Tôi là người chiến thắng, Ngôi nhà âm nhạc, Ngôi sao tiếng hát truyền hình, Chuông vàng vọng cổ truyền hình…
Tại những sân chơi này, chỉ cần ai đó có một chút khả năng ca hát, một chút khả năng trình diễn trên sân khấu là có thể tìm kiếm danh vọng cho mình. Cùng với công nghệ lăng xê, đánh bóng tên tuổi rất chuyên nghiệp và bài bản như hiện nay, một giọng ca “cấp phường” có thể được thổi lên thành ca sỹ, thậm chí nghệ sỹ biểu diễn. Nói vậy để thấy rằng, sau mỗi mùa thi, có rất nhiều những quán quân của các cuộc thi ca nhạc xuất hiện nhưng con đường để đi từ tài năng thành ngôi sao vô cùng gian nan và đa phần đều chìm nghỉm sau những vinh quang nhất thời. Đơn cử như chương trình Vietnam Idol, một cuộc thi truyền hình thực tế về âm nhạc xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Nhưng kể từ khi bắt đầu năm 2007, mỗi năm một quán quân nhưng cho tới giờ, chỉ có Uyên Linh là còn giữ được chút hào quang và danh tiếng (dẫu cho cô ca sỹ này cũng có không ít scandal cả trong lẫn ngoài sân khấu).
Hình ảnh trong chương trình Học viện Ngôi sao
Một ví dụ khác là chương trình Giọng hát Việt. Mùa đầu tiên phát sóng, khán giả thích thú trước những giọng ca tạo sức hút riên