Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 5, 29/03/2018 11:37

“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

TS.Nguyễn Trọng An cho rằng các mức phạt trong dự thảo là khá cao.

Theo dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất quy định xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với mức 10 triệu đồng khi đưa thông tin cá nhân của trẻ em lên mạng mà không có sự đồng ý của trẻ em từ  7 tuổi trở lên hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.

TS.BS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (bộ LĐ-TB&XH), Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) cho rằng, chúng ta cần thống nhất là dự thảo Nghị định này nhằm tiến tới hoàn thiện các quy định, các chế tài để bảo vệ quyền hình ảnh của trẻ em nói riêng và quyền được bảo vệ bí mật riêng tư của trẻ em nói chung để tránh các nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sự an toàn của trẻ.

“Theo tôi, các mức phạt đề xuất trong dự thảo là tương đối cao nhưng sẽ có hiệu quả. Bởi với mức phạt này có thể răn đe được những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật, gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ em”, TS.Nguyễn Trọng An nói.

Ngoài việc quy định về xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, dự thảo cũng đề xuất phạt từ 40-50 triệu đồng nếu vi phạm tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Mức đề xuất phạt này theo TS.Nguyễn Trọng An là cao, thể hiện sự nghiêm khắc và mang tính răn đe.

Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất của ông là sự chưa rõ ràng về định nghĩa và khả năng thi hành thấp, khi pháp luật không quy định cụ thể những hành vi như thế nào được coi là vi phạm hình ảnh trẻ em sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện và có thể làm nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện.

TS.An phân tích, Điều 33, Nghị định 56/2017/NĐ-CP định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em như sau:

“Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em...”. Sự liệt kê này bộc lộ sự vừa thiếu, vừa thừa về cái gọi là đời sống riêng tư và bí mật cá nhân

Theo vị chuyên gia chăm sóc và bảo vệ trẻ em, ở đây hình ảnh trẻ em nói chung không nên được coi là bí mật cá nhân, trừ những trường hợp sử dụng có mục đích vụ lợi, bôi nhọ…

Ông lấy ví dụ, cha mẹ hoặc người thân trong gia đình khoe ảnh đứa con, em, cháu của mình xinh đẹp, dễ thương, múa đẹp, hát hay, hoặc nhân sự kiện bé được nhận giải thưởng chụp ảnh đăng…có bị vi phạm? 

Khi các nhà báo đưa tin sự kiện nhân dịp lãnh đạo cơ quan, ban ngành trung ương, địa phương đến thăm trường, tặng quà học sinh, hoặc ngày khai trường, nếu đưa hình ảnh cận cảnh các em mà chưa xin phép có vi phạm?

“Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS. An băn khoăn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.