Chuyển bệnh viện Trung ương cho Hà Nội quản lý: Như người mặc đồ “quá dài, quá rộng”

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 7, 05/08/2023 07:40

Các bác sĩ, chuyên gia lo ngại nếu đề xuất trên được thực hiện, chắc chắn nhiều tinh hoa, bác sĩ xin nghỉ. Điều này làm chảy máu chất xám ở bệnh viện công.

Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, cơ quan Nhà nước ở Trung ương đóng trên địa bàn Thủ đô sẽ được chuyển cho Tp.Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bệnh viện của các trường đại học y. Hiện, nội dung đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Trao đổi với Người Đưa Tin, Thầy thuốc Nhân dân, Bác sĩ Trần Sĩ Tuấn, nguyên Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống cho rằng nội dung này trong dự thảo về Luật Thủ đô (sửa đổi) là "lợi bất cập hại". Ông đưa ra những vấn đề cần lưu ý khi chuyển bệnh viện tuyến Trung ương về Hà Nội quản lý.

Theo đó, những bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế  như: Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương… là những bệnh viện có đội ngũ bác sĩ và chuyên gia rất giỏi. Có nhiệm vụ khám và điều trị bệnh không những cho 10 triệu dân Tp. Hà Nội mà còn khám và điều trị cho hàng chục triệu người dân của các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung.

Như vậy, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chỉ đóng trên địa bàn Hà Nội,nhưng là bệnh việncủa tất cả các tỉnh trên.

Sự kiện - Chuyển bệnh viện Trung ương cho Hà Nội quản lý: Như người mặc đồ “quá dài, quá rộng”

Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế như Bạch Mai không những khám cho 10 triệu dân Tp. Hà Nội mà còn khám và điều trị cho hàng chục triệu người dân của các tỉnh.

“Đưa bệnh viện đầu ngành về trực thuộc Hà Nội vô hình chung chúng ta thu hẹp tầm hoạt động của bệnh viện. Đối tượng bị thiệt thòi là nhân dân. Nếu như các bệnh viện trên vẫn nhận điều trị cho bệnh nhân ở các tỉnh thì không tránh khỏi tình trạng bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo bị chuyển trả về tình với lý do đây là bệnh viện của Hà Nội.

Điều này có thể dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị chết oan vì không được điều trị kịp thời. Là bệnh viện thuộc Hà nội không tránh khỏi bệnh nhân ở các tỉnh có cảm giác mình là công dân hạng hai khi đi khám và điều trị”, ông Tuấn phân tích.

Thêm vào đó, theo ông Tuấn, bệnh viện tuyến Trung ương còn có nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn và đỡ đầu cho bệnh viện các tỉnh. Đây là nhiệm vụ Bộ Y tế phân công. Khi giao các bệnh viện đầu ngành về Hà Nội quản lý thì nhiệm vụ này sẽ bị biến thể.

Bởi, bệnh viện thuộc Hà nội có nhiệm vụ chăm sóc cho người dân Hà Nội. Bộ Y tế muốn làm điều này lại phải qua Tp.Hà Nội. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc, đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa.

Ngoài ra, ông Tuấn cho biết các bệnh viện đầu ngành còn là nơi thực hành của các trường Đại học Y. Sự kết hợp viện- trường là đặc thù của ngành y. Các giáo sư, bác sĩ của trường tham gia lãnh đạo các khoa phòng và lãnh đạo các bệnh việntrực thuộc và ngược lại.

Đồng thời, các giáo sư, bác sĩ của trường là nguồn nhân lực quý đối với các bệnh viện. Nếu đưa các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế về Tp. Hà Nội quản lý thị sự kết hợp này sẽ dễ bị gẫy đổ. Vì trường trực thuộc Bộ Y tế quản lý, bệnh viện  do Tp. Hà Nội quản lý. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đào tạo các bác sĩvà hoạt động của bệnh viện.

Ngoài ra các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế còn tham gia hợp tác quốc tế , phòng chống dịch bệnh, thiên tai lũ lụt trong cả nước mà chỉ Tp. Hà Nội không làm được.

“Đưa bệnh viện Trung ương về Hà Nội quản lý giống như người mặc bộ đồ quá dài và quá rộng, cứ quấn vào nhau, không bước được”, ông Tuấn chia sẻ.

Sự kiện - Chuyển bệnh viện Trung ương cho Hà Nội quản lý: Như người mặc đồ “quá dài, quá rộng” (Hình 2).

Lo ngại nguy cơ chảy máu chất xám ở bệnh viện công

Ông Tuấn cho rằng, Sở Y tế Hà Nội đang quản lý mấy chục bệnh viện, hàng nghìn bệnh viện tư và phòng khám tư nhân. Đưa thêm hàng chục bệnh viện đầu ngành, tuyến Trung ương, nơi khám chữa bệnh cho hàng chục triệu dân thì không quản lý nổi.

Nhiều giáo sư, chuyên gia giỏi ở các bệnh viện đầu ngành trực thuộc Bộ sở dĩ còn gắn bó với bệnh viện vì đây là những bệnh viện đầu ngành, tuyến cuối, có truyền thống và thương hiệu, niềm tự hào của nền y học nước nhà.

Nếu đề xuất trên được thực hiện, chắc chắn nhiều tinh hoa, bác sĩ xin nghỉ. Điều này làm chảy máu chất xám ở bệnh viện công. Người bệnh, nhất là người nghèo sẽ bị thiệt thòi nhất.

Chia sẻ thêm với Người Đưa Tin, GS. Nguyễn Viết Tiến – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, Hà Nội sẽ không quản lý được các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện sẽ không phát triển được.

Theo đó, nếu chuyển các bệnh viện tuyến Trung ương về địa phương quản lý sẽ khiến các bệnh viện khó phát triển do mang tính địa phương. Do vậy, ông cho rằng các bệnh viện đầu ngành nên trực thuộc Bộ Y tế.

“Không chỉ Hà Nội, Tp.HCM, các khu vực trọng điểm kinh tế cũng đều cần có bệnh viện lớn trực thuộc Bộ Y tế, giúp người dân yên tâm hơn khi khu vực mình sinh sống, làm việc có bệnh viện lớn tuyến Trung ương”, GS. Tiến chia sẻ.

Còn nhiều băn khoăn

Trong khi đó, thông tin trên báo chí, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai  Đào Xuân Cơ nêu thực trạng, sau khi đi khảo sát, tham gia trực tiếp công tác phòng chống dịch Covid-19 ở phía Nam và Tây Nguyên cho thấy, ngay chỉ một chuyên ngành hồi sức tích cực cả vùng Tây Nam Bộ, Tây Nguyên gần như “trắng”. Do đó, nếu không có các bệnh viện chuyên khoa, đặc biệt, đầu ngành của Bộ Y tế chỉ đạo tuyến, sẽ khó cho công tác chỉ đạo tuyến cũng như công tác bảo vệ, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Theo ông Cơ, trên thế giới, hầu hết các nước phát triển có nhiều bệnh viện tư, nhưng họ vẫn có 20-30% bệnh viện công do chính phủ trực tiếp quản lý để làm công tác an sinh xã hội.

"Với vai trò là giám đốc Câu lạc bộ các bệnh viện phía Bắc, qua trao đổi với nhiều lãnh đạo bệnh viện tuyến tỉnh, tôi đều nhận được thông tin đề nghị các bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành vẫn tiếp tục do Bộ Y tế quản lý để đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương. 

Đồng thời các tỉnh cũng băn khoăn nếu bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chuyển về Hà Nội quản lý, lúc đó công tác chỉ đạo tuyến sẽ thế nào? Mối quan hệ giữa bệnh viện các tỉnh với bệnh viện của Hà Nội sẽ thế nào?”,ông Đào Xuân Cơ nói thêm.

Nói riêng về Bệnh viện Bạch Mai, ông Cơ phân tích: "Ngoài các nhiệm vụ khám chữa bệnh, chỉ đạo tuyến, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để học hỏi, ứng dụng và triển khai các kỹ thuật cao, mới tiên tiến của thế giới vào Việt Nam... chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ Bộ Y tế giao về xây dựng danh mục định mức kinh tế kỹ thuật. Với sự đồng hành của các cục/vụ liên quan của Bộ Y tế, chỉ trong thời gian ngắn, Bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng được hơn 5.000 danh mục. Vậy nếu trực thuộc Hà Nội quản lý, việc này sẽ thực hiện thế nào"?.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.