Chuyện bếp núc hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những truyền nhân mang ẩm thực Việt ra thế giới

Chuyện bếp núc hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những truyền nhân mang ẩm thực Việt ra thế giới

Vũ Thị Thủy Tiên

Vũ Thị Thủy Tiên

Chủ nhật, 03/03/2019 07:01

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 được tổ chức tại Việt Nam đã khép lại, nhưng những dư âm về một đất nước thanh bình với ẩm thực phong phú hẳn vẫn còn trong lòng nhiều phóng viên quốc tế. Nhiều phóng viên bày tỏ muốn quay lại Việt Nam để khám phá hết văn hóa ẩm thực vô cùng hấp dẫn.

image

Nâng tầm giá trị ẩm thực Việt

Thông qua hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, nhưng món ăn mang đậm hương sắc Việt được phục vụ miễn phí tại trung tâm báo chí, đã đến được với những phóng viên từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhiều thương hiệu nức tiếng giữa lòng Hà Nội vốn đã quen thuộc với người Việt như: Bún riêu cua, bún chả, xôi làng Phú Thượng, phở Thìn, bún thang bà Ẩm, café Giảng, bánh khúc cô Lan,… nay bỗng trở thành hương vị độc đáo “tan trong miệng” của phóng viên quốc tế.

Ẩm thực Việt vang xa sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Chỉ trong 3 ngày, những món ăn truyền thống đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ những thực khách sau khi thưởng thức. Đó cũng có thể là dấu hiệu cho một thị trường du lịch nhộn nhịp trong tương lai.

Phóng viên quốc tế muốn mang món Việt về nước

Chị Đoàn Nhật Anh (28 tuổi), truyền nhân đời thứ tư của thương hiệu “Bún thang bà Ẩm” chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy thực sự vinh dự khi được phục vụ đội ngũ phóng viên tác nghiệp tại trung tâm báo chí của một sự kiện mang ý nghĩa lịch sử lớn như hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Bún thang cũng như các món ăn mang hương vị truyền thống khác của Việt Nam đều mang đến sự hài lòng cho phóng viên nước ngoài.

Tin nhanh - Chuyện bếp núc hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những truyền nhân mang ẩm thực Việt ra thế giới

Chị Nhật Anh chia sẻ những câu chuyện với phóng viên quốc tế trong thời gian phục vụ tại tủng tâm báo chí.

Họ cũng đặc biệt bất ngờ trước món bún thang vì sự cầu kỳ của món “bún ngũ sắc” này. Từ trước đến nay, du khách quốc tế thường chỉ biết đến món phở của Việt Nam, nên đây cũng là dịp để giới thiệu thêm đặc sản Việt ra thế giới”.

“Chúng tôi muốn mang đến sự phục vụ chu đáo nhất, làm tô bún với hương vị phù hợp nhất có thể, vì nhiều phóng viên không ăn được vị mắm tôm, chúng tôi chuẩn bị nước cốt cà cuống để thay thế”, chị bật mí bí quyết để “chiều lòng” những thực khách của mình.

Tin nhanh - Chuyện bếp núc hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những truyền nhân mang ẩm thực Việt ra thế giới (Hình 2).

Món bún thang cầu kỳ gây được sự chú ý đối với các phóng viên nước ngoài.

Cô Nguyễn Thị Lan (59 tuổi), chủ thương hiệu "Bánh khúc cô Lan” có tiếng khắp đất Hà thành cũng bày tỏ sự vui mừng: “Theo tôi, Việt Nam đã tổ chức tiếp đón hơn 3.000 phóng viên báo chí nước ngoài một cách chu đáo, đã là một điều tốt đẹp, tạo một ấn tượng mạnh mẽ với thế giới”.

“Việc đưa những gian hàng ẩm thực Hà Nội, mời các phóng viên trong nước và quốc tế thưởng thức, rất hiệu quả, những món ăn đó được đẩy lên một tầm cao mới. Tôi rất vui mừng khi bánh khúc được góp mặt, tôi chọn những nguyên liệu ngon nhất, chế biết đẹp nhất để giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Qua hoạt động này, ẩm thực Việt có tiếng vang rất lớn, những du khách đã đến Việt Nam, hoặc chưa biết đến Việt Nam sẽ biết đến và sớm ngày thực hiện chuyến du lịch đến Việt Nam. Có phóng viên đã nói rằng họ sẽ sớm trở lại khám phá Hà Nội, khám phá Việt Nam”, cô Lan không giấu nổi nụ cười khi chia sẻ.

Phóng viên quốc tế muốn mang món Việt về nước

Gian hàng ẩm thực Hà Nội, đại diện cho tinh hoa ẩm thực Việt đã làm hài lòng hàng nghìn phóng viên báo chí, có thể ăn một lần là nhớ.

Chị Nhật Anh nhớ lại những vị khách đã quá ấn tượng với món bún thang gia truyền: “Có anh phóng viên Nhật Bản mỗi ngày đều ghé gian hàng của chúng tôi ăn 2 bát bún thang vì nhớ.

Cũng có anh phóng viên nước ngoài khác, sau khi nếm thử hương vị của bát bún, đã phải tấm tắc, gật gù khen và đưa tay kí hiệu “like” về phía gian hàng”.

Tin nhanh - Chuyện bếp núc hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những truyền nhân mang ẩm thực Việt ra thế giới (Hình 3).

Có những vị khách ngày nào cũng ăn vài bát bún thang vì nhớ.

Nhắc đến gian hàng bánh khúc của mình, cô Lan như nhớ lại hình ảnh tấp nập, nhộn nhịp của vài ngày trước: “Có nhóm phóng viên nước ngoài, trong suốt 3 ngày, ngày nào cũng ghé vào ăn bánh khúc 2 - 3 lần, thích thú nhất là có những vị khách sau khi ăn xong, quay lại hàng bánh khúc của tôi, giơ một ngón cái lên vài nói “Very good!”. Điều đó làm cho tôi thực sự rất vui.

Đặc biệt hơn, có nhóm phóng viên, sau khi ăn xong bánh khúc, thấy hương vị độc đáo, ngỏ ý muốn mang về nước để gia đình được thưởng thức. Tiếc là lúc ấy chỉ còn 2 chiếc, nên anh bạn đó ăn 1 chiếc và gói 1 chiếc mang theo”.

Tin nhanh - Chuyện bếp núc hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những truyền nhân mang ẩm thực Việt ra thế giới (Hình 4).

Cô Lan chia sẻ về những ấn tượng của cô trong dịp phục vụ phóng viên quốc tế tại trung tâm báo chí.

“Có phóng viên muốn tặng tôi một món quà vì món bánh khiến họ hài lòng, thích thú, tuy nhiên tôi không nhận và nói với họ rằng: “Tôi là chủ hàng bánh khúc, tôi chỉ muốn làm những chiếc bánh khúc ngon nhất, cố gắng mang đến sự phục vụ tốt nhất làm hài lòng thực khách của mình”".

Khi đó, họ biết tất cả các gian hàng đều được chủ phục vụ, họ nói cảm ơn chúng tôi và bày tỏ sự ấn tượng trước sự nhiệt tình, tử tế của chúng tôi. Chắc chắn họ sẽ trở lại đất nước tươi đẹp này”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.