Có khá nhiều điều, khoản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự đã quy định chi tiết hoạt động nghề nghiệp của luật sư, cho phép tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, thậm chí trong một số trường hợp, có thể tham gia từ khi có quyết định tạm giữ; có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can và trong các hoạt động điều tra khác.
Bị cáo gốc Phi lớn tiếng từ chối luật sư vì cho rằng "không có bằng quốc tế". Ảnh: Dân trí
Xét về lý thuyết, các luật sư đã được khá nhiều quyền “mở”, nhờ đó có thể nghiên cứu, vào cuộc ngay từt sư đã bị “hành” bởi các cơ quan tố tụng. Đơn cử như trường hợp của Luật sư Nguyễn Văn N, khi đến tòa án yêu cầu sao chép tài liệu trong hồ sơ.
Ngay lúc đó luật sư này nhận được câu trả lời: “Tòa án không có nghĩa vụ sao chụp tài liệu cho luật sư, mang máy photo lên mà chụp”. Chán nản, luật sư này về mượn máy photo lên tòa án thật, nhưng ai dè, khi vừa mang máy đến nơi, vị thẩm phán lại hạch sách: “Tòa án dùng điện của Nhà nước cho những việc của tòa, luật sư mang điện đến mà dùng”.
Tại một tòa án quận ở TP Hồ Chí Minh, một luật sư tập sự đến xin cấp giấy chứng nhận bào chữa, ngay lập tức vị luật sư này nhận được câu trả lời “không cấp”. Nhưng cũng ở tòa này, cũng vị luật sư này, khi tòa yêu cầu luật sư đến “chữa cháy” cho một vụ chỉ định thì chỉ trong nháy mắt, vị luật sư đã có tờ giấy chứng nhận bào chữa trong tay.
Theo luật sư Trịnh Văn Quyết, Đoàn Luật sư Hà Nội: “Tất cả những quy định “nghe” có vẻ rất thuận lợi trên chỉ triển khai, áp dụng được khi luật sư này “quen biết” cơ quan tố tụng. Bởi trên thực tế, quá khó khăn cho luật sư khi thực hiện các quyền của mình, họ thường xuyên phải đối mặt với không ít lần khước từ từ phía cơ quan chức năng với muôn vàn lý do khác nhau”.
Từ thực tế trên đã dẫn đến những hoài nghi trong không ít các luật sư: “Liệu có phải sự có mặt của luật sư đã làm “vướng chân” các cơ quan tiến hành tố tụng?”.
Theo tiến sỹ, luật sư Phạm Hồng Hải, Đoàn Luật sư Hà Nội, việc tòa án xét xử dựa trên nội dung có sẵn trong hồ sơ đã gây ra sự phiến diện tại phiên tòa. Một số hồ sơ vụ án có những sai phạm sơ đẳng, như các chứng cứ ngoại phạm của bị can không được các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ, từ đó dẫn đến không ít những bản án oan, sai.
Trong khi đó, vị trí, vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa chưa được coi trọng đúng mức, cá biệt có Thẩm phán còn coi thường và phủ nhận vai trò của luật sư, gây khó khăn cho hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo.
Bản bào chữa cũng như lời đề nghị của luật sư với HĐXX vẫn còn bị xem nhẹ, thậm chí không được xem xét cùng với tình trạng “án tại hồ sơ” vẫn còn mang tính phổ biến. Phiên tòa xét xử nguyên đại biểu Quốc hội ở tỉnh Thái Bình về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ..
Vị luật sư liên tục nêu lên những tình tiết, lý lẽ, đề nghị HĐXX áp dụng trên 3 tình tiết giảm nhẹ và chuyển khung hình phạt dưới mức thấp nhất của tội danh. Những tình tiết này cũng được vị đại diện Viện Kiểm sát “hưởng ứng”. Tuy nhiên, khi tuyên, bị cáo này còn nhận được một bản án nặng hơn cả mức án mà vị đại diện VKS đã đưa ra.
Những thiếu sót về luật pháp, những vấn đề nổi cộm, bất cập trong công tác điều tra, truy tố, xét xử là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng các luật sư bắt đầu có những sự chuyển dịch lĩnh vực hành nghề, hoặc tâm huyết nghề nghiệp có phần bị ảnh hưởng.
Mới đây, trong vụ án đường dây ma túy xuyên lục địa ở TP HCM được xét xử phúc thẩm, khi đại diện VKSND phát biểu ý kiến về phần thủ tục, bị cáo gốc Phi Nnaji David Ete ngồi dưới nói át tiếng của công tố viên. Không những thế, do Nnaji David Ete bị kết án tử hình nên HĐXX chỉ định luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TPHCM) bào chữa cho bị cáo này. Thế nhưng, Nnaji David Ete lại thẳng thừng từ chối vì cho rằng “luật sư này chỉ là của Việt Nam, không phải luật sư quốc tế”.
T.Nguyên (tổng hợp)
Phối hợp đưa tin trên chuyên mục. Chuyên mục Người đưa tin Luật sư có sự phối hợp, hợp tác của Công ty Luật Kosy, địa chỉ số 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Đường dây nóng luật sư: 0912 232 429 |