Trước đó, vị vua trẻ tuổi nhất thế giới, người được mệnh danh "Hoàng tử quyến rũ của Himalayas" đã tuyên bố đám cưới của ông sẽ diễn ra theo các nghi thức truyền thống và yêu cầu chính phủ không lên kế hoạch tổ chức quá hoành tráng.
Vị hoàng đế đáng kính
Vào đầu tháng 5 năm 2011, vị vua trẻ 31 tuổi của đất nước Butan- Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đã chính thức thông báo với thần dân của mình về việc tổ chức hôn lễ với cô dâu 21 tuổi- Jetsun Pema vào tháng 10. Nơi diễn ra lễ cưới là một tu viện từ thế kỷ 17 tại thành phố cổ Punakha - cố đô ở miền Trung Bhutan. Mặc dù lễ cưới diễn ra khá đơn giản, không ồn ào và khoa trương như những đám cưới hoàng gia khác, tuy nhiên nó vẫn thu hút hàng nghìn người dân tới tận nơi để theo dõi với hi vọng có thể ngắm tận mắt đôi vợ chồng hoàng gia mà họ yêu mến.
Đám cưới của quốc vương Butan được cử hành vào ngày 13/10 vừa qua |
Quốc vương Butan- Jigme Khesar Namgyel Wangchuck sinh vào năm 1980 và là con trai duy nhất của quốc vương tiền nhiệm với người vợ thứ 3. Ngay từ nhỏ hoàng tử Jigme Khesar đã tỏ ra là một người thông minh, điềm đạm và yêu quý người dân. Khi lớn lên, mặc dù theo học tại quốc gia có nền văn minh hiện đại nhưng Jigme Khesar vẫn không bị cuốn vào những trào lưu phố biến trong giới trẻ của phương Tây khi đó. "Anh ấy không tham gia các hoạt động xã hội nhiều nhưng anh ấy có khá nhiều bạn. Anh ấy cũng giống như nhà vua bây giờ: đáng tin và kiên định"- một bạn học của vị quốc vương này cho biết.
Năm 17 tuổi, Jigme Khesar đã tạm xa rời đất nước nhỏ bé Butan để theo học ngành khoa học chính trị và kinh tế tại đại học danh tiếng Oxford của Anh.Trong gần 7 năm theo học tại Anh, hoàng tử Jigme Khesar cùng ở chung nhà với 3 sinh viên khác, hàng ngày vẫn cần mẫn đạp xe đến trường. Không những theo học và nghiên cứu tại trường, Jigme Khesar còn thích hội họa và bóng rổ. Theo bạn bè của vị quốc vương này kể lại thì Jigme Khesar thường xuyên đạp xe ra các vùng ngoại thành để thỏa mãn sự đam mê hội họa của mình bằng những bức tranh được đánh giá là rất có hồn.
Khi tốt nghiệp tấm bằng loại ưu của đại học Oxford và hoàn thành bằng thạc sỹ ngành chính trị học năm 2007, Jigme Khesar trở về nước và chính thức lên ngôi. Mặc dù kế vị ngôi quốc vương khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng Jigme Khesar luôn được toàn thể dân chúng Bhutan ngưỡng mộ. Người Butan nói rằng chính vị quốc vương trẻ Jigme Khesar đã đem đến sự khởi đầu mới cho một nền dân chủ tại đất nước này.
Không chỉ là người thổi luồng gió mới vào nền chính trị cũng như kinh tế của đất nước nhỏ bé với chỉ 70.000 dân, sau khi lên ngôi vào năm 2008, quốc vương Jigme Khesar còn được người dân yêu quý bởi sự gần gũi với các thần dân của mình. Nhiều người dân tại Butan truyền tai nhau rằng, vị quốc vương của họ thường mời dân thường tới nhà riêng để uống trà và tán gẫu. Trong những cuộc trò chuyện này, quốc vương Jigme Khesar thấu hiểu hơn tâm tư và nguyện vọng của người dân, từ đó ông ra những quyết sách để dân chúng Butan được hạnh phúc và no ấm hơn. Vì thế dù mới có 4 năm trị vì, nhưng quốc vương Jigme Khesar đã trở thành một người được toàn thể dân chúng Bhutan rất yêu quý và ngưỡng mộ.
Tình yêu 14 năm
Cũng giống như tính cách điềm đạm và trầm tĩnh của mình, chuyện tình yêu của vị quốc vương quyến rũ nhất thế giới- Jigme Khesar không hề làm hao tốn giấy mực của giới truyền thông. Chỉ có một chi tiết vô cùng quan trọng là mối tình của quốc vương Butan đã được đâm hoa kết trái cách đây 14 năm, trước khi vị hoàng tử đẹp trai Jigme Khesar khi đó lên đường sang Anh du học và vị hoàng hậu tương lai mới có... 7 tuổi.
Quốc vương Butan Jigme Khesar và hoàng hậu Jetsun Pematron lễ cưới |
Ngay từ khi 17 tuổi, hoàng tử Jigme Khesar đã nổi tiếng bởi dáng người cao to và khuôn mặt tuấn tú. Lúc đó, quốc vương Jigme Singye Wangchuck – cha của Jigme Khesar đã nhắm cho con trai cũng là người kế vị mình vài đám tốt để sau khi tốt nghiệp có thể làm đám cưới. Ở Butan, quốc vương vẫn có quyền lấy nhiều vợ và thê thiếp, tuy nhiên ngay khi đó, hoàng tử Jigme Khesar nói với cha rằng: “Con chỉ lấy một người vợ duy nhất, người sau này sẽ trở thành hoàng hậu của Butan”.
Câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích của chàng hoàng tử đẹp trai Jigme Khesar đã được diễn ra trong một buổi dã ngoại cùng gia đình vào năm 1997. Một phi công trong quân đội hoàng gia hôm đó cũng được mời tham gia và ông này đã dẫn theo cô con gái có tên Jetsun Pema - khi đó mới lên 7. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Jetsun Pema đã rất xinh đẹp và thông minh trong việc đối đáp với người của hoàng gia. Không những thế, cô bé Jetsun Pema khi đó còn có chung đam mê với hoàng tử Jigme Khesar với môn bóng rổ và hội họa. Cả buổi dã ngoại hôm đó, hai người chỉ chơi với nhau bóng rổ và cùng nhau vẽ những bức tranh về cảnh sắc thiên nhiên. Quốc vương Jigme Khesar nói rằng: “Tôi nhớ rằng bức tranh của Jetsun Pema vẽ rất đẹp. Không thể ngờ rằng một cô bé 7 tuổi khi đó lại có thể vẽ đẹp được như vậy”.
Sau một buổi dã ngoại ngắn ngủi, chàng hoàng tử 17 tuổi đã bị cô bé 7 tuổi-Jetsun Pema làm cho mê mẩn. Lúc này, chỉ sau vài giờ đồng hồ quen biết, Jigme Khesar lúc đó đã quỳ gối và nói rằng: “Lớn lên, nếu cả ta và nàng đều độc thân, ta muốn nàng làm vợ ta, tất nhiên với điều kiện hai ta vẫn còn tình cảm với nhau". Mặc dù khi đó còn quá bé để hiểu thế nào là tình yêu, tuy nhiên Jigme Khesar đã nhận thức được rằng, đó như một lời đính ước.
Trong suốt những năm theo học đại học và thạc sỹ tại Anh, hoàng tử Jigme Khesar vẫn luôn nhớ tới lời hẹn thề của mình năm nào. Vì tuổi đời của Jetsun Pema còn nhỏ nên trong thời gian ở nước ngoài, hoàng tử Jigme Khesar chỉ thường liên lạc với bố mẹ “người thương” để hỏi thăm về tình hình học hành và sức khỏe của Jetsun Pema.
Năm 15 tuổi , bố mẹ của Jetsun Pema đã gửi cô theo học tại một trường trung học danh tiếng tại London của Anh. Trong những ngày đầu tiên ở đất nước xa lạ, Jetsun Pema đã nhận được sự giúp đỡ từ hoàng tử Jigme Khesar. Bắt đầu từ thời điểm này cho đến khi về nước, tình yêu giữa Jigme Khesar và Jetsun Pema thực sự đã đơm hoa kết trái.
Một đám cưới có hậu cho câu chuyện cổ tích
Sau hơn 6 năm chính thức yêu thương, vào đầu năm 2011, quốc vương Jigme Khesar chính thức ngỏ lời cầu hôn với “mối tình 14 năm”- Jetsun Pema. Đến tháng 5 năm 2011 , tin tức về hôn lễ hoàng gia đã chính thức được công khai tới toàn thể dân chúng. Đám cưới này đã làm cho người dân Bhutan rất vui sướng và mãn nguyện bởi trước đó nhà vua trẻ tỏ ra thờ ơ chuyện lập gia đình sau khi lên nối ngôi báu cách đây 5 năm.
Người dân Butan háo hức chuẩn bị cho đám cưới hoàng gia |
Trước khi hôn lễ được diễn ra, Quốc vương Jigme Khesar đã yêu cầu tổ chức một buổi lễ đơn giản theo truyền thống tại một tu viện có từ thế kỷ thứ 17 trước sự chứng kiến của các thành viên hoàng tộc. Theo đó, không một khách nước ngoài nào được mời dự đám cưới.
Các nghi thức đám cưới được truyền hình trực tiếp trên khắp đất nước có 700.000 dân này, bắt đầu bằng 3 ngày quốc lễ vui vẻ với các điệu nhảy, ca hát và uống rượu ở các thị trấn và làng mạc. An ninh được thắt chặt, mạng lưới điện thoại bị tắc nghẽn và cảnh sát thực thi việc kiểm soát chặt chẽ trên tất cả các phương tiện trong khu vực rộng lớn xung quanh nơi tổ chức lễ cưới.
Để thể hiện lòng yêu mến của mình với vị quốc vương và hoàng hậu đáng kính, người dân Bhutan đã chào mừng ngày hạnh phúc của nhà vua trẻ bằng những tấm panô vẽ ảnh Vua và hoàng hậu treo, gắn trên tất cả các tòa nhà, cột đèn điện, ở các bùng binh tại thủ đô Thimphu. Các em học sinh phổ thông làm thơ ca ngợi hoàng hậu mới của đất nước là Mặt Trăng, Thiên thần sắc đẹp, Bông hoa sen ngát hương thơm…. "Tôi rất hạnh phúc. Tôi rất tự hào vì đã có một hoàng hậu như vậy, thực là một cặp đẹp đôi”- một người dân Butan cho biết.
Ngày 13/10, nghi lễ đám cưới được bắt đầu vào 8h 20- thời điểm các nhà chiêm tinh học cho là rất tốt lành để cử hành hôn lễ. Đúng thời điểm đó, Nhà Vua choàng khăn màu vàng bước vào tu viện cổ trong một pháo đài được xây dựng từ thế kỷ 17 tại cố đô Punakha, bước lên cầu thang cao phía bên trong tu viện.
Vài phút sau đó, cô dâu trẻ tới tu viện vào thời điểm kết thúc đám rước của các nhà sư và những người mang cờ đứng trên cây cầu gỗ bắc qua một con sông rộng ở phía sau pháo đài và bước vào trong tu viện theo Nhà Vua để cử hành nghi thức đám cưới. Theo nghi lễ của đất nước Butan, Quốc vương Jigme Khesar Namgyal Wangchuck đội vương miện được trang điểm bằng các họa tiết màu đen đã bước xuống từ ngai vàng được đặt trước một bức tượng Phât khổng lồ và đôi lên đầu cô dâu chiếc mũ miện làm bằng gấm thêu kim tuyến.
Tiếp đó, các nhà sự tụng kinh cầu chúc hạnh phúc và sự an lành khi cô dâu tới ngồi bên cạnh Nhà Vua, để chính thức trở thành hoàng hậu của Bhutan.
Hải Hiền (Theo Ribao)