Xây dựng cơ sở chờ thời cơ
Lễ 30/4, kỉ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nam Bắc sum họp một nhà, PV báo Người đưa tin đã có dịp về cụm đảo Hòn Khoai ở cực Nam của Tổ Quốc. Nhắc đến cụm đảo Hòn Khoai (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), không ít người gọi đây là “viên ngọc” của vùng biển Tây Nam.
Không những thế, nhắc đến Hòn Khoai, người ta còn nhớ đến cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của thầy giáo Phan Ngọc Hiển hay còn gọi là cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai diễn ra năm 1940.
Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai đã đi vào lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước, đánh đuổi quân thù nhưng người dân tỉnh Cà Mau và các tỉnh miền Tây vẫn còn nhớ mãi hình ảnh 10 chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai hy sinh vẻ vang với mong muốn giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
Hòn Khoai là một cụm đảo nhỏ gồm 5 hòn (hòn Lớn, hòn Tượng, hòn Sau, hòn Đồi Mồi và hòn Khô), cách Mũi Cà Mau khoảng 20km về phía Tây Nam. Ở đây, thực dân Pháp xây dựng một tháp đèn biển để hướng dẫn cho tàu biển qua lại đi ban đêm và phục vụ cho tàu hải quân của chúng tuần tra trên biển.
Chúng bố trí ở đây hai tên thực dân Pháp Olivier và Róc-ker để trông coi đèn biển, đồng thời cai quản cụm đảo và theo dõi nhân dân đất liền ra đảo khai thác lâm sản, chở nước ngọt về dùng. Bọn chúng dùng nhiều hình thức khống chế dân để bắt dân phải lo hối lộ cho chúng. Vì thế nhân dân phản ứng, mâu thuẫn diễn ra giữa dân với bọn chúng ngày càng gay gắt.
Trước tình hình trên, hưởng ứng khởi nghĩa Nam Kỳ đánh đuổi đế quốc Pháp giành lại độc lập, tháng 6/1940, Tỉnh ủy Bạc Liêu (Bạc Liêu, có thời gian đổi tên là tỉnh Minh Hải, nay được tách ra thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau) đã cử ông Phan Ngọc Hiển và 2 quần chúng cốt cán là Ngô Văn Giai và Nguyễn Thị Quyết vượt biển ra đảo Hòn Khoai để xây dựng cơ sở chờ thời cơ, nổi dậy khởi nghĩa.
Tại đây, ông Phan Ngọc