Chuyện chưa kể về chuyên án triệt phá đường dây buôn người tại Gia Lai

Chuyện chưa kể về chuyên án triệt phá đường dây buôn người tại Gia Lai

Hồ Hải Nam

Hồ Hải Nam

Chủ nhật, 07/08/2022 07:00

Các thanh niên người địa phương bị kẻ xấu dụ dỗ “sập bẫy” đường dây buôn người đã nhanh chóng được cơ quan chức năng giải cứu.

"Sập bẫy" việc nhẹ lương cao

Vừa qua, vụ việc 6 thanh niên người địa phương làng Klong, xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai tin lời kẻ xấu dụ dỗ, xuất ngoại "việc nhẹ lương cao" bị lừa bán ra nước ngoài gây xôn xao dư luận.

Sau khi có mặt tại xứ người, các nạn nhân bị đánh đập, hành hạ, ép gọi điện về nhà cầu cứu người thân gửi tiền chuộc. Người nhà hoang mang, lo lắng không biết lấy đâu ra tiền để chuộc con về. 

Nắm bắt được thông tin trên, lực lượng đồn biên phòng Ia O khẩn trương báo cáo lên Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Gia Lai. Trước tính chất mức độ nghiêm trọng sự việc, cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương tức tốc vào cuộc thực hiện việc giải cứu các nạn nhân. 

Hồ sơ điều tra - Chuyện chưa kể về chuyên án triệt phá đường dây buôn người tại Gia Lai

Trong những ngày Ban chuyên án (GL 622) thực hiện các biện pháp nghiệp vụ giải cứu nạn nhận, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia  O luôn sát cánh nắm bắt thông tin, đồng thời động viên người thân các nạn nhân.

Đại tá Nguyễn Thế Bất, Trưởng phòng Phòng chống Ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai vẫn nhớ như in những ngày đầu tiếp nhận thông tin và lập án đấu tranh.

Theo Đại tá Bất, đây là vụ án đầu tiên xảy ra trên địa bàn biên giới tỉnh Gia Lai, có nhiều đối tượng, có yếu tố nước ngoài. Đại tá Bất cho biết: "Địa bàn xã Ia O, huyện Ia Grai có 2.852 hộ, có 7 tộc người anh em sinh sống. Qua công tác nghiệp vụ, chúng tôi phát hiện tại địa bàn làng Klong, xã Ia O một số công dân vắng mặt, có nhiều biểu hiện bất thường.  

Ngày 23/6, Đồn biên phòng Ia O, tiếp nhận tin báo của chị Puih Niêng (SN 1992) trú tại làng Klong, xã Ia O, về việc em trai mình là Puih Đại (SN 1998) cùng 6 người trong làng bị lừa bán sang Campuchia và bị cưỡng bức, bóc lột sức lao động. Những người này muốn trở về nước người nhà phải bỏ từ 120-150 triệu đồng ra để chuộc".

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã báo cáo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tỉnh ủy Gia Lai, Cục Phòng chống ma túy. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã xác lập Chuyên án GL622 để đấu tranh với hoạt động buôn bán người.

Hồ sơ điều tra - Chuyện chưa kể về chuyên án triệt phá đường dây buôn người tại Gia Lai (Hình 2).

Qua nắm bắt thông tin, lực lượng ban chuyên án nhanh chóng xác định được đối tượng Quyết là "mắt xích" quan trọng trong đường dây, vận động người nhà khuyên đối tượng này ra đầu thú.

Qua thu thập chứng cứ, lực lượng đánh án xác định đối tượng Trần Quang Quyết (SN 2001) trú xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum là “mắt xích” quan trọng trong đường dây mua bán người.

Hệ thống chính trị cấp tốc vào cuộc 

Ban chuyên án đã chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum gặp gỡ gia đình để vận động Quyết ra đầu thú. Ngày  29/6, Quyết đã đến Đồn biên phòng Ia O đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Theo đó, Quyết khai báo đã dụ dỗ được 6 thanh niên làng Klong vào các tỉnh phía Nam làm việc, nhưng thực chất là lừa bán sang Campuchia. Thông qua việc bán người sang Campuchia, Quyết thu lợi 128 triệu đồng.

Sau khi nắm được thông tin từ đối tượng Quyết, Ban chuyên án (GL 622) đặt ra mục tiêu quá trình đấu tranh chuyên án, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và quy định đáp ứng yêu cầu về chính trị và nguyên tắc hoạt động nghiệp vụ với chủ trương “Bí mật, tập trung, thống nhất, nhanh chóng, kịp thời, điều tra sâu, xác minh kỹ, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm".

Hồ sơ điều tra - Chuyện chưa kể về chuyên án triệt phá đường dây buôn người tại Gia Lai (Hình 3).

Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai - ông Rah Lan Chung tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Chuyên án GL622.

Đại tá Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng chống Ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng cho biết: "Sau khi xác lập chuyên án, Cục đã trực tiếp chỉ đạo bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Tây Ninh và các lực lượng khác để xác định địa chỉ của các nạn nhân tại Campuchia. Cùng với đó, trao đổi với Cục Lãnh sự quán, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia".

 

Hồ sơ điều tra - Chuyện chưa kể về chuyên án triệt phá đường dây buôn người tại Gia Lai (Hình 4).

Đại tá Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Chuyên án GL622.

Đại tá Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng chống Ma túy và tội phạm bộ đội biên phòng chia sẻ: "Đến bây giờ khi kết thúc thành công chuyên án chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia đều phải ký hợp đồng lao động, nếu vi phạm hợp đồng phải đền tiền. Nhiều người đã bị đánh đập, thậm chí là bị mất mạng, tàn tật suốt đời.

Qua công tác nghiệp vụ, chúng tôi còn phát hiện những đối tượng quản lý người lao động đã thông báo là nếu người nào bỏ trốn, bắt được sẽ chặt chân tay, thậm chí là lấy nội tạng để bán. Điều này chúng tôi rất lo lắng, trăn trở nên quyết tâm bằng mọi giá phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các nạn nhân”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.