Ông đặt chiếc đũa xuống và nhìn con ong đang tìm cách tự làm khô mình. Nó đập nhẹ hai cánh để mau khô hơn. Khi con ong đã khô cánh, nó bay lên và kêu vo vo.
Sau đó, người chủ quán nhận thấy những con ong khác cũng bị thu hút bởi mùi rượu nên đã bay tới rớt vào và chết đuối trong hũ rượu.
Ảnh minh họa
Từ đó, ông chú ý đến chúng và đã cứu sống được rất nhiều con ong. Ông làm việc phước đức này tiếp tục trong nhiều năm. Một ngày nọ, ông giật mình thấy lính của nhà vua vào quán, và không một lời giải thích họ còng tay áp giải ông tới pháp đình. Khi đến nơi, người chủ quán mới biết rằng ông bị người ta vu oan giá họa.
Vài tên cướp bị bắt đã tố cáo ông nằm trong băng đảng của họ; cho nên quan tòa thụ lý vụ án đã quyết định xử chém đầu ông cùng với những tên cướp khác. Người chủ quán đã kêu than rằng ông ta vô tội, nhưng bọn cướp vẫn nhất quyết bảo rằng ông có tội; vì vậy quan tòa đã tuyên bố rằng ông ta phạm tội. Lòng người chủ quán vẫn bình thản không chút sợ hãi khi nhìn thấy vị quan tòa cầm bút lông đỏ phê bản án tử hình buộc tội ông ta.
Ngay vừa lúc ông chánh án cầm bút lông định phê bản án thì ông nghe tiếng vo ve ồn ào mỗi lúc một gần và ngày càng rõ hơn. Một đàn ong bay vào cửa sổ và bu đậu nơi đầu bút lông đỏ của vị quan tòa. Ông vảy mạnh ngọn bút lông để hất mấy con ong ra, nhưng nhiều con khác lại tiếp tục bay đến.
Đàn ong không chích đốt, nhưng chúng không chịu bay đi. Vị quan tòa nhận thấy đây là một việc hết sức kỳ lạ. Ông liền suy nghĩ: "Có thể những con ong này bay đến để ngăn chặn không cho ông phê chuẩn một bản án oan ức".
Do đó, vị quan tòa cho xem xét lại hồ sơ những tên cướp này và tìm thấy có nhiều mâu thuẫn trong lời khai của chúng. Ông liền cho điều tra lại hành tung của bọn cướp. Lần này ông chắc rằng ông đã kết án một người vô tội. Chỉ sau khi bản án tử hình của người chủ quán được vị quan tòa hủy bỏ thì đàn ong mới chịu bay đi!
Luật nay: Đơn tố cáo không phải là chứng cứ duy nhất
Câu chuyện trên đây là chỉ là cách tưởng tượng của người xưa kể lại để nhắc nhở con người ta cần phải làm nhiều việc thiện hơn trong cuộc sống thì sẽ hưởng quả phúc về sau này.
Giả sử không có đàn ong kia thì ông chủ quán ăn đã chết một cách oan uổng. Ban đầu, vị quan tòa chỉ dựa vào lời tố cáo của bọn cướp để vu oan cho ông chủ quán ăn phạm tội tày đình.
Trên thực tế, những kiểu xử án đó chỉ xảy ra vào thời xưa, có nghĩa là quan xử án phần lớn đều dựa vào lời khai từ một phía mà không chịu điều tra, tìm chứng cứ để khẳng định lời khai đó là hoàn toàn đúng. Cách xử như vị quan trên là hồ đồ rất dễ buộc tội oan cho người khác.
Với vụ án trên nếu xảy ra vào thời nay thì tòa sẽ xử án một cách nghiêm minh, rõ ràng. Trước hết, cơ quan tố tụng cần phải xác định sự thật của vụ án.
Điều 10 BLTTHS quy định: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Người bị hại trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và trả lời những câu hỏi đặt ra; Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Theo pháp luật ngày nay, trong vụ án trên, quan tòa không được dựa vào lời khai của bọn cướp để buộc tội ông chủ quán ăn.
Tường Linh