"Chuyển đổi số không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư"

"Chuyển đổi số không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư"

Lê Tuấn

Lê Tuấn

Thứ 5, 26/05/2022 20:47

Yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người, đây là hạt nhân trung tâm, quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp.

Bên lề buổi Hội thảo “Nông nghiệp thông minh- Xu hướng và giải pháp”, Người Đưa Tin đã có trao đổi nhanh với ông Nguyễn Nhất Tuấn, đại diện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú -một đơn vị sản xuất và xuất khẩu tôm.

NĐT: Được biết, Tập đoàn Minh Phú là đơn vị đã thực hiện ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, số hóa quá trình sản xuất. Vậy trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, Minh Phú đã gặp những khó khăn ra sao?

Ông Nguyễn Nhất Tuấn: Nhận thức rõ, chuyển đổi số là con đường tất yếu, giúp công ty có bước phát triển đột phá về cả vị thế, năng lực và quy mô tăng trưởng, nâng cao giá trị cạnh tranh trên toàn cầu, Minh Phú đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài.

Tháng 12/2019, chúng tôi ký hợp đồng tư vấn chuyển đổi số với Tập đoàn FPT. Trong quá trình triển khai, chúng tôi cũng thành lập một công ty chuyên về thực thi các giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số doanh nghiệp để đảm bảo hiện thực hóa khát vọng, đến năm 2045, sản phẩm của Tập đoàn sẽ chiếm 25% thị phần tôm toàn cầu.

NĐT: Kết quả đạt được ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Nhất Tuấn: Sau gần 2 năm áp dụng, chuyển đổi số đã mang lại rất nhiều lợi ích, hiệu quả rõ ràng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Công tác quản lý minh bạch, chi phí sản xuất đầu vào được giảm thiểu…đây là bí quyết giúp sản phẩm của Tập đoàn nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

Đối thoại - 'Chuyển đổi số không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư'

Ông Nguyễn Nhất Tuấn, đại diện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú trả lời phóng viên (ảnh: Lê Tuấn)

NĐT: Theo ông, đâu là khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số?

Ông Nguyễn Nhất Tuấn: Theo tôi, về mặt kỹ thuật thì không có gì khó khăn nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. Chuyển đổi số cần những nhân lực có trình độ, hiểu biết nhất định về công nghệ, chính vì vậy, cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên

NĐT: Nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn về chi phí đầu tư xây dựng và vận hành hạ tầng công nghệ trong quá trình chuyển đổi số, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này?

Ông Nguyễn Nhất Tuấn: So với các chi phí sản xuất khác, chuyển đổi số không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư. Theo tôi, chi phí chủ yếu là dành cho quá trình đào tạo nhân lực và thời gian để họ có thể nắm bắt được những vấn đề, kỹ năng cốt lõi.

NĐT: Ông vừa đề cập đến tầm quan trọng của nhân tố con người, vậy Minh Phú đã có chiến lược ra sao để đào tạo cho đội ngũ lao động nhằm thích ứng nhanh với quá trình chuyển đổi số?

Ông Nguyễn Nhất Tuấn: Ngay từ khi nhận định, chuyển đổi số chính là định hướng mục tiêu trung và dài hạn của Tập đoàn, Minh Phú đã có những chiến lược bài bản để nâng cao năng lực cho người lao động, hướng đến mục tiêu hợp tác thống nhất để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

NĐT: Ông có thể cụ thể hơn về những chiến lược đào tạo mà Tập đoàn đã áp dụng?

Ông Nguyễn Nhất Tuấn: Hàng tuần chúng tôi đều có những buổi đào tạo cho các cán bộ, nhân viên theo từng vị trí công tác cụ thể. Kịp thời cập nhật thông tin về những thay đổi trong chính sách, công nghệ sản xuất. Nhờ đó, quá trình người lao động nắm bắt và áp dụng thành công các công nghệ mới được rút ngắn rất nhiều.

NĐT: Xin cám ơn ông!

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.