Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất, cần ưu tiên điều gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất, cần ưu tiên điều gì?

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 6, 03/12/2021 07:15

Chuyên gia nhận định, CĐS trong doanh nghiệp sản xuất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn các doanh nghiệp dịch vụ, bởi điều đó cần sự tổng hoà của nhiều yếu tố.

Sự đồng bộ là vô cùng cần thiết

Theo ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam: “Trong chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, CĐS cho doanh nghiệp có vai trò vô cùng to lớn, có thể nói đó chính là thành phần quan trọng nhất của nền kinh tê số”.

Tuy nhiên, CĐS cho doanh nghiệp sản xuất, có phần khó hơn so với các doanh nghiệp dịch vụ. Bởi vì hạ tầng, trang thiết bị cũng như quy trình công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất là rất phức tạp, đa dạng. 

Đối thoại - Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất, cần ưu tiên điều gì?

Ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam

Dưới góc nhìn của nhà tư vấn chiến lược CĐS cho Microsoft, ông Hoàng Xuân Hiếu nhận định, để doanh nghiệp sản xuất CĐS thành công, thì vấn đề không nằm ở đầu tư cho bước nào nhiều hay ít.

Trên hết, tất cả từ mặt trang thiết bị, yếu tố con người hay quy trình, đều cần được nhất quán, đồng bộ. Bởi tất cả đều ảnh hưởng đến cả quá trình đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, với trường hợp của nước ta, có ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình đổi mới sáng tạo trong sản xuất. Vậy nên, chúng ta phải xác định được mục tiêu CĐS ngay từ đầu, từ mục tiêu của mỗi tổ chức doanh nghiệp thì cần có chiến lược cụ thể.

Chiến lược CĐS là một quá trình rõ ràng và không có đích cuối cùng, thực chất là một quá trình đổi mới sáng tạo liên tục. Trong thị trường ngày càng năng động, thì tốc độ chuyển đổi sẽ ngày càng tăng, từ đó quá trình chuyển đổi sẽ không bao giờ dừng.

Việc đặt ra đích đến tự động hoá hoàn toàn là một cái nhìn tiệm cận, bởi vai trò của con người trong quá trình sản xuất, kinh doanh vẫn không thể thay thế. 

Thứ quan trọng nhất trong CĐS doanh nghiệp là ý thức được mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra lộ trình và luôn cập nhật nó. Đồng thời, lộ trình cần ứng với yếu tố phát triển của KHCN cũng như thị trường, để có thể vạch ra được những trật tự ưu tiên, bởi mỗi doanh nghiệp lại phục vụ cho những mảng thị trường khác nhau.

Định hướng từ cơ quan quản lý Nhà nước

Phát biểu tại Hội thảo Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất - sự kiện thuộc Diễn đàn cấp cao về Chuyển đổi số Việt Nam 2021, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, những năm qua, cơ cấu ngành công nghiệp đã có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNHHĐH), giảm dần tỉ trọng của những ngành công nghiệp tài nguyên thấp và tăng dần tỉ trọng của những ngành công nghệ trung bình và công nghệ cao.

Đối thoại - Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất, cần ưu tiên điều gì? (Hình 2).

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương - ông Phạm Tuấn Anh

Tuy nhiên, vẫn gặp phải những khó khăn cản trở cần tháo gỡ. Thứ nhất, nội lực nền CN trong nước còn yếu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, nền CN còn chủ yếu dựa vào những nguồn lực bên ngoài.

Thứ hai, nguồn nguyên liệu công nghiệp còn yếu, số lao động đã qua đào tạo, ở mức thấp, thiếu tính liên kết giữa cơ sở sản xuất và trung tâm đào tạo. Hơn nữa, lãnh đạo doanh nghiệp CN còn thiếu kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, thiếu nền tảng khoa học công nghệ về quản trị sản xuất, đồng thời cũng thiếu cơ hội tiếp cận với những phương pháp quản lý hiệu quả, sáng tạo.

Thứ ba, trình độ công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế. Theo khảo sát của Bộ Công thương, cho thấy mức sẵn sàng của các doanh nghiệp công nghiệp trước cuộc cách mạng lần thứ tư còn thiếu.

Cuối cùng, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn về vấn đề tiếp cận vốn. Ông nhấn mạnh, đây là vấn đề rất nan giải bởi vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước đang bị hạn chế, thua thiệt so với doanh nghiệp nước ngoài.

Do đó, ông nhận định, muốn CĐS công nghiệp, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc, cũng như tham gia của tất cả các bên liên quan. Đồng thời, cả về mặt thể chế, chính sách để có thể thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ. Hướng tới mục tiêu 5 năm, tăng từ 16,7% GDP lên 25% năm 2025.

Cuộc cách mạng CN lần thứ 4 là tiền đề cho bước đột phá về tư duy và cách tiếp cận đối với CNHHĐH trong giai đoạn trước mắt. Đại diện Bộ Công thương cho rằng, điều đó phụ thuộc vào ba vấn đề cốt lõi.

Thứ nhất, chuyển đổi tư duy phát triển từ phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài sang chủ động phát triển nội lực. Đẩy mạnh sáng tạo, vươn lên làm chủ công nghệ phục vụ cho nền công nghiệp nước nhà.

Thứ hai, chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu công nghiệp, đẩy mạnh CĐS trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để gia tăng hiệu quả.

Thứ ba, thực hiện CNHHĐH phải đặt trong xu thế toàn cầu, đồng thời phải phù hợp với hiện trạng phát triển công nghiệp trong nước.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.