Vì sao thí sinh hay lo lắng khi phi?
Trước kỳ thi quan trọng, nhiều em học sinh sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó ngủ, mất tập trung và nóng nảy, trong lúc thi thì run tay, đánh trống ngực, đổ mồ hôi và có cảm giác đầu óc trống rỗng, sau kỳ thi lại cảm thấy lo lắng khi chưa có kết quả.
Theo bác sĩ, trạng thái tâm lý ổn định có lợi cho các sĩ tử. Nhưng vấn đề tâm lý phổ biến nhất mà các bạn học sinh gặp phải trong mùa thi là sự lo lắng.
Lo lắng thi cử được chia thành lo lắng trước khi thi, lo lắng trong khi thi và lo lắng sau khi thi.
Sự lo lắng trong khi thi thường được biểu hiện như sau: Sau khi nhận được giấy thi thì tay bắt đầu run, đánh trống ngực, đổ mồ hôi và cảm thấy đầu óc trống rỗng.
Ngoài ra, lo lắng sau khi thi thường được biểu hiện như sau: Sau kỳ thi, lo lắng về các câu trả lời, mỗi ngày đứng ngồi không yên tâm và chờ đợi kết quả được công bố.
Bác sĩ tâm lý cho rằng lo lắng thi cử là một trạng thái bình thường, và hầu hết mọi người đều như vậy. Điều này cho thấy rằng bạn coi trọng kỳ thi. Mọi người sẽ chuẩn bị cẩn thận cho các kỳ thi mà họ cho là quan trọng, và sự coi trọng này sẽ giúp có được kết quả tốt hơn. Do đó, lo lắng vừa phải có lợi cho các thí sinh.
Để giải đáp vấn đề này, Tiến sĩ Huỳnh Anh Bình chia sẻ cách vượt qua lo sợ trong phòng thi: Thứ nhất, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ sớm. Thứ hai, chào đón ngày thi với tâm trạng nhẹ nhàng. Thứ ba, tập trung ôn tập môn thi tiếp theo hoặc nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng thay vì day dứt về kết quả đã qua. Thứ tư, nên dùng nước suối và đến sớm 30 phút.
Bên cạnh đó, Thạc sĩ tâm lý Đinh Văn Thịnh, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục kỹ năng sống ATC, Giảng viên kỹ năng mềm đã có những lời khuyên giúp các sĩ tử giải tỏa áp lực tâm lý khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.
Cụ thể, sĩ tử hãy cân bằng về những mục tiêu sống như sức khỏe, gia đình, tình bạn, tình yêu, học tập, giải trí… Vì vậy, việc phải cân bằng những khía cạnh trên là cần thiết.
Trước thi, sĩ tử hãy xem lo lắng là cảm xúc rất bình thường, ai cũng cảm thấy lo lắng khi mùa thi đến, cảm xúc lo lắng đến như một sự thúc đẩy làm chúng ta quan tâm học tập và ôn bài, giải đề. Do đó, nên tránh phải lo lắng quá nhiều về cảm xúc này.
Các em chú ý về sức khỏe, tránh việc lạm dụng các chất kích thích như cà phê, nước ngọt. Các em hãy ăn uống đúng giờ, khoa học. Dành thời gian để giải trí, ngủ đúng giờ, tránh việc thức quá khuya để học nhồi nhét. Khi đi thi, các em nhớ đi sớm hơn giờ thi, ăn sáng, để tâm lý thoải mái trước khi thi, tránh việc đến sát giờ thi.
Sau thi, đừng vội xem đáp án, đợi chờ khi thi hết tất cả các môn hãy kiểm tra, vì xem đáp án của những môn thi trước sẽ làm ảnh hưởng tâm lý và kết quả của những môn thi sau.
Cách "đánh tan" sự lo lắng trong phòng thi
Sau khi vào phòng thi, một số học sinh sẽ bị run, đổ mồ hôi và đánh trống ngực. Bạn đọc đi đọc lại các câu hỏi nhưng vẫn không hiểu. Ngay cả một số câu hỏi đơn giản đầu tiên cũng không thể xử lý. Kết quả là, bạn sẽ lo lắng hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng tại thời điểm này, bạn có thể tiếp tục "giải quyết vấn đề" với sự lo lắng. Nói chung, sự lo lắng này sẽ không kéo dài trong một thời gian dài. Sau một thời gian, bạn sẽ dần đắm mình trong các đề bài và bạn sẽ bình tĩnh lại. Sau khi hết lo lắng, bạn có thể quay lại và làm những câu hỏi mà trước đó bạn không hiểu.
Đối với những đề thi chưa biết cách làm, bác sĩ nói rằng học sinh cần tránh tình trạng càng không hiểu, càng nhìn nó nhiều, và càng nhìn nó nhiều, càng lo lắng.
Ngoài ra, bài thi sẽ thể hiện năng lực thường ngày của học sinh. Ví dụ, bạn thường có điểm trung bình và bạn không nên quá kỳ vọng có thể làm được hết các câu hỏi.
Khi bạn đặc biệt lo lắng trong phòng thi, bạn có thể hít một hơi thật sâu và tiếp tục làm câu hỏi tiếp theo.
Lưu ý: Đem theo nước, đồng hồ để làm chủ thời gian, đồ dùng phục vụ cho môn thi, cười và niềm nở với giám thị và những sĩ tử xung quanh để tâm lý thoải mái và tạo cảm giác thân thuộc. Khi làm bài cần phân chia thời gian cho các câu, làm câu dễ trước, đừng để ý người khác làm bao nhiêu tờ, hãy tập trung vào bài làm của mình.
Trúc Chi (t/h theo Quốc Tế, Sinh Viên Việt Nam, Tuổi Trẻ)