Chuyên gia bất ngờ với đề xuất viết

Chuyên gia bất ngờ với đề xuất viết "luật giáo dục" thành "luật záo zụk"

Thứ 7, 25/11/2017 | 16:16
15
Đề xuất cải cách chữ viết tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) đang khiến dư luận dậy sóng.

 

Giáo dục - Chuyên gia bất ngờ với đề xuất viết 'luật giáo dục' thành 'luật záo zụk'

PGS,TS. Bùi Hiền- người vừa có đề xuất gây xôn xao.

Theo đề xuất của PGS.TS. Bùi Hiền, bảng chữ cái sẽ bỏ chữ Đ và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

 Với bảng chữ cái này thì "luật giáo dục" phải viết là "luật záo zụk", "nhà nước" là "n'à nướk", "ngôn ngữ" là "qôn qữ"...

Theo PGS,TS. Bùi Hiền, việc làm này sẽ giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ.

Tuy nhiên, trái ngược với những ưu điểm mà ông Bùi Hiền nêu, nhiều chuyên gia ngôn ngữ và văn hóa lại cực lực phản đối.

Bởi lẽ, chữ Quốc ngữ hiện nay đã chứng minh được sự ưu việt qua thời gian với nhiều thăng trầm của lịch sử.

Nhiều nhà ngôn ngữ học từng nhiều lần đề nghị thay đổi một số chữ cái nhưng rồi đã không được chấp nhận.

Theo PGS, TS. Trần Lâm Biền, trước đây, có một giai đoạn chúng ta bỏ chữ “y”, tất cả được viết chuyển thành “i”. Sự thay đổi này đã gây nên những xáo trộn nhất định trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết suốt thời gian dài.

Đó chỉ là sự thay đổi của một chữ cái đã dẫn tới những xáo trộn lớn chưa nói tới việc thay đổi rất nhiều ký tự khác như PGS,TS. Bùi Hiền đề xuất.

 PGS, TS. Trần Lâm Biền cho rằng, hiện nay, bao sách vở đều sử dụng chữ Quốc ngữ, bao sổ sách được ghi chép bằng chữ Quốc ngữ. Và trên thực tế, hiện tại, chữ Quốc ngữ vẫn được mọi người chấp nhận.

 Những thứ đã được thời gian khẳng định vai trò thì cớ gì lại thay đổi? Nếu chữ Quốc ngữ có những tồn tại thì tự thân nó sẽ thay đổi, chúng ta không cần cố ép.

Trong thời gian qua, giới trẻ từng sáng tạo ra cách viết và cách nói khác với ngôn ngữ thông thường. Ví dụ: Sao dị vậy? thì viết thành “Thao zị vại?”. Đáng yêu viết thành “đáng iu”, người yêu viết thành người iu…

Hoặc trên máy tính, giới trẻ cũng sáng tạo ra nhiều kiểu viết.  “Hum ni là 14/2 đéy pà kon ạ, đư pợn na dwc twng hoa kua! Ko 1 fan twng hoa jo min nen thay zui zui…”

PGS. TS. Trần Lâm Biền cho rằng, đó là sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ. Con người luôn luôn sáng tạo và ngôn ngữ, chữ viết sẽ phản ánh sự sáng tạo theo nhiều hướng đó. Tuy nhiên, cách dùng từ, cách viết của giới trẻ chỉ là một hiện tượng và nó sẽ biến mất theo thời gian. Chỉ có chữ Quốc ngữ mới tồn tại và khẳng định giá trị của mình.

Vị chuyên gia văn hóa khẳng định thêm: “Khi phần lớn số đông vẫn chấp nhận chữ Quốc ngữ thì tại sao chúng ta phải thay đổi? Sự thay đổi ấy chỉ làm con người ta thêm mệt mỏi và bận rộn hơn. Điều ấy không ai thích thú gì”.

Một đoạn trong bài hát Em gái mưa viết theo ký tự mới:

Mưa trôi cả bầu trời nắng, trượt theo những nỗi buồn

Thấm ướt lệ sầu môi đắng vì đánh mất hy vọng

Lần đầu gặp nhau dưới mưa, trái tim rộn ràng bởi ánh nhìn

Tình cảm dầm mưa thấm lâu, em nào ngờ.

 Viết thành:

Mưa côi kả bầu cời nắq, cượt weo n’ữq nỗi buồn

Wấm ướt lệ  sầu môi Dắq vì dán’ mất hy vọq

Lần dầu gặp n’au dưới mưa cái tim zộn zàq bởi án’ n’ìn

Tìn’ kảm zầm mưa wấm lâu em nào qờ.

 

Thành công bước đầu của mẹ Việt kiều dạy con tiếng Việt

Thứ 2, 06/11/2017 | 19:00
Trải qua quãng thời gian khổ luyện, cuối cùng những đứa con của các bà mẹ Việt kiều cũng đã nói được tiếng Việt.
Cùng tác giả

EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

Thứ 5, 30/05/2019 | 12:15
“Một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân mà chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm tại buổi thảo luận về Kinh tế xã hội và Ngân sách sáng nay 30/5.

Ông Triệu Tài Vinh rảo bước nhanh khi được hỏi về tiêu cực thi cử ở Hà Giang

Thứ 4, 29/05/2019 | 19:00
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, khi phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi liên quan tới việc xử lý cán bộ sai phạm trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, đại biểu Quốc hội Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nói: “Chờ”.

Giám đốc Công an Điện Biên: Chính mẹ nữ sinh giao gà làm chậm quá trình tìm ra con gái

Thứ 2, 27/05/2019 | 14:06
Không ai thuê đối tượng Bùi Văn Công giết nữ sinh Cao Mỹ D. bởi nhóm đối tượng đều thuộc cùng một đường dây. Ân oán của nhóm như thế nào dẫn tới việc nữ sinh xinh đẹp bị sát hại vẫn đang được làm sáng tỏ.

Tiết lộ mối quan hệ "đen tối" của mẹ nữ sinh giao gà với nhóm giết con mình

Thứ 2, 27/05/2019 | 11:41
Có nội tình “đen tối” nên khi khai báo về việc con gái mình bị bắt, bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (SN 1997) bị sát hại đợt Tết vừa qua cũng không cung cấp những thông tin quan trọng.

Hàng vạn giáo viên mầm non đi “nâng chuẩn”, ai sẽ dạy học?

Thứ 3, 21/05/2019 | 19:11
Hàng vạn giáo viên mầm non sẽ phải đi học để nâng cao trình độ. Trong khi đó, lượng giáo viên đang rất thiếu. Các trường sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm người dạy.
Cùng chuyên mục

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.
     
Nổi bật trong ngày

“Nhân vật bí ẩn” duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:45
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng “nhân vật bí ẩn” này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Khi nào miền Bắc nắng nóng trở lại?

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:21
Do tác động của không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió, miền Bắc đã bắt đầu mưa diện rộng từ chiều tối qua (19/5).

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.