EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

Nguyễn Thành Huế

Nguyễn Thành Huế

Thứ 5, 30/05/2019 12:15

“Một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân mà chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm tại buổi thảo luận về Kinh tế xã hội và Ngân sách sáng nay 30/5.

image

ĐBQH: EVN tăng giá điện đầu mùa để đổ lỗi cho thời tiết?

Sáng nay 30/5, thảo luận ở hội trường Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương (đại biểu tỉnh Ninh Thuận- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội) nêu lên 2 vấn đề đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đó là gian lận thi cử 2018, tăng giá điện.

Chính sách - EVN tăng giá điện: 'Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi 'đổ' cho thời tiết là hợp lý nhất'

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: Ngọc Thắng.

Nói về giáo dục, ông nêu quan điểm: “Cải tiến nối tiếp cải tiến nhưng trong khi sự cải tiến chưa mang lại kết quả rõ ràng, cụ thể thì đã diễn ra sai phạm tiêu cực trong kỳ thi 2018. Tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp này, rất nhiều cử tri có ý kiến phàn nàn về chất lượng giáo dục. Điều đó cho thấy người dân không những không yên tâm mà còn mất niềm tin về giáo dục. Thử hỏi rằng nền giáo dục của Việt Nam sẽ đi về đâu khi mà hiện trạng như vậy?

Văn bằng, chứng chỉ giả còn khá sôi động, vừa rồi Công an Hà Nội chỉ bắt 1 vụ thôi mà đã hàng tấn phôi bằng.

Quay lại với sai phạm trong kỳ thi THPT 2018, tôi dám chắc bộ GD&ĐT chưa thấy hết hệ quả của sai phạm đó mang lại, nó khiến cho xã hội mất niềm tin nền giáo dục nước nhà. Là người tổ chức kỳ thi do chính mình xây dựng và tiến hành nhưng Bộ không kiểm soát được. Ngay cả sai phạm khi xảy ra, một nhóm các thầy giáo ở Hà Nội phát hiện tố giác thì Bộ mới vào cuộc.

Nhưng điều đáng nói hơn, khi làm rõ được sai phạm việc công khai học sinh và phụ huynh thì Bộ không có chính kiến rõ ràng vì cho rằng nhạy cảm, nhân văn. Nhưng xin thưa tất cả mất mát lớn nhất là mất đạo đức xã hội. Chỉ khi xử lý triệt để vụ việc này mới lấy lại niềm tin của người dân và để người dân tin rằng Việt Nam vẫn còn có pháp luật.

Sau kỳ thi năm 2018, Bộ đang rất nỗ lực cải tiến kỳ thi 2019 nghiêm túc, an toàn, nhưng ai đảm bảo sai phạm sẽ không xảy ra nữa”.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cũng nêu lên một vấn đề “nóng” hiện nay đó là tăng giá điện.

Ông cho hay: “Từ thuở khai sinh thì giá điện luôn tuân theo một quy trình bất biến là tăng rồi tăng nữa tăng mãi. Người dân ủng hộ tinh thần chung về giá điện nhưng điều người dân cần là công khai, minh bạch”.

Ông cũng cho rằng, kỳ tăng giá điện vừa qua có rất nhiều mập mờ, cần làm rõ, họ hoàn toàn có lý. Khi số tiền điện phải trả cho nhà đèn tháng đầu tiên từ lúc tăng giá điện nhiều gấp đôi gấp 3. Giá bán lẻ điện bình quân phải được lấy là gốc và phải được căn cứ vào đó, giá bán lẻ bình quân phải được chấp hành và không thay đổi. Chuyên gia đều cho rằng, việc chia bậc của EVN (tập đoàn Điện lực Việt Nam-PV), giá bán lẻ điện bình quân, bên có lợi đương nhiên là doanh nghiệp.

“Trong buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, có cử tri đã nói khiến tôi rất suy nghĩ, trăn trở. Mọi người cứ nói đất nước phát triển, đời sống của người dân tăng cao mức tiêu thụ điện vẫn ở mức cũ, tối thiểu ở mức 100-150kw/h, nó chỉ phù hợp với những hộ nghèo ở những vùng khó khăn. Người dân ủng hộ việc tiết kiệm điện, nhưng nó phải phù hợp với thực tế, chứ không phải tiết kiệm bằng mọi giá.

Chọn thời điểm chuyển mùa để bắt đầu tăng giá điện, cứ tăng rồi lại đổ cho thời tiết là hợp lý nhất. EVN và cơ quan quản lý giá điện cứ so sánh giá điện rồi bảo Việt Nam thấp nhưng tôi cho rằng, nếu so sánh mà chỉ so sánh đầu ra mà không so sánh đầu vào.

Chưa kể EVN được ưu đãi đủ thứ, chưa tính tới chuyện thất thoát điện năng do quản lý và kỹ thuật.

Có một chuyện, ở một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân thì chẳng thấy ai so sánh cả. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn.

Lần nào cũng nói, tăng giá điện để tái đầu tư ngành điện nhưng một doanh nghiệp độc quyền có nên tiếp tục nữa hay không. Tôi nghe một số dự án ngành điện đang triển khai bị chậm tiến độ, và việc thất thoát từ việc chậm tiến độ là điều tất yếu, tôi đề nghị cho công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ để cho thấy một bức tranh đầy đủ về một doanh nghiệp như EVN”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.