Chuyên gia bất ngờ với đề xuất viết "luật giáo dục" thành "luật záo zụk"

Chuyên gia bất ngờ với đề xuất viết "luật giáo dục" thành "luật záo zụk"

Nguyễn Thành Huế

Nguyễn Thành Huế

Thứ 7, 25/11/2017 16:16

Đề xuất cải cách chữ viết tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) đang khiến dư luận dậy sóng.

 

Giáo dục - Chuyên gia bất ngờ với đề xuất viết 'luật giáo dục'  thành 'luật záo zụk'

PGS,TS. Bùi Hiền- người vừa có đề xuất gây xôn xao.

Theo đề xuất của PGS.TS. Bùi Hiền, bảng chữ cái sẽ bỏ chữ Đ và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

 Với bảng chữ cái này thì "luật giáo dục" phải viết là "luật záo zụk", "nhà nước" là "n'à nướk", "ngôn ngữ" là "qôn qữ"...

Theo PGS,TS. Bùi Hiền, việc làm này sẽ giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ.

Tuy nhiên, trái ngược với những ưu điểm mà ông Bùi Hiền nêu, nhiều chuyên gia ngôn ngữ và văn hóa lại cực lực phản đối.

Bởi lẽ, chữ Quốc ngữ hiện nay đã chứng minh được sự ưu việt qua thời gian với nhiều thăng trầm của lịch sử.

Nhiều nhà ngôn ngữ học từng nhiều lần đề nghị thay đổi một số chữ cái nhưng rồi đã không được chấp nhận.

Theo PGS, TS. Trần Lâm Biền, trước đây, có một giai đoạn chúng ta bỏ chữ “y”, tất cả được viết chuyển thành “i”. Sự thay đổi này đã gây nên những xáo trộn nhất định trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết suốt thời gian dài.

Đó chỉ là sự thay đổi của một chữ cái đã dẫn tới những xáo trộn lớn chưa nói tới việc thay đổi rất nhiều ký tự khác như PGS,TS. Bùi Hiền đề xuất.

 PGS, TS. Trần Lâm Biền cho rằng, hiện nay, bao sách vở đều sử dụng chữ Quốc ngữ, bao sổ sách được ghi chép bằng chữ Quốc ngữ. Và trên thực tế, hiện tại, chữ Quốc ngữ vẫn được mọi người chấp nhận.

 Những thứ đã được thời gian khẳng định vai trò thì cớ gì lại thay đổi? Nếu chữ Quốc ngữ có những tồn tại thì tự thân nó sẽ thay đổi, chúng ta không cần cố ép.

Trong thời gian qua, giới trẻ từng sáng tạo ra cách viết và cách nói khác với ngôn ngữ thông thường. Ví dụ: Sao dị vậy? thì viết thành “Thao zị vại?”. Đáng yêu viết thành “đáng iu”, người yêu viết thành người iu…

Hoặc trên máy tính, giới trẻ cũng sáng tạo ra nhiều kiểu viết.  “Hum ni là 14/2 đéy pà kon ạ, đư pợn na dwc twng hoa kua! Ko 1 fan twng hoa jo min nen thay zui zui…”

PGS. TS. Trần Lâm Biền cho rằng, đó là sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ. Con người luôn luôn sáng tạo và ngôn ngữ, chữ viết sẽ phản ánh sự sáng tạo theo nhiều hướng đó. Tuy nhiên, cách dùng từ, cách viết của giới trẻ chỉ là một hiện tượng và nó sẽ biến mất theo thời gian. Chỉ có chữ Quốc ngữ mới tồn tại và khẳng định giá trị của mình.

Vị chuyên gia văn hóa khẳng định thêm: “Khi phần lớn số đông vẫn chấp nhận chữ Quốc ngữ thì tại sao chúng ta phải thay đổi? Sự thay đổi ấy chỉ làm con người ta thêm mệt mỏi và bận rộn hơn. Điều ấy không ai thích thú gì”.

Một đoạn trong bài hát Em gái mưa viết theo ký tự mới:

Mưa trôi cả bầu trời nắng, trượt theo những nỗi buồn

Thấm ướt lệ sầu môi đắng vì đánh mất hy vọng

Lần đầu gặp nhau dưới mưa, trái tim rộn ràng bởi ánh nhìn

Tình cảm dầm mưa thấm lâu, em nào ngờ.

 Viết thành:

Mưa côi kả bầu cời nắq, cượt weo n’ữq nỗi buồn

Wấm ướt lệ  sầu môi Dắq vì dán’ mất hy vọq

Lần dầu gặp n’au dưới mưa cái tim zộn zàq bởi án’ n’ìn

Tìn’ kảm zầm mưa wấm lâu em nào qờ.

 
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.