Chuyên gia cà phê: 'Khó có chuyện cà phê sạch'

Chuyên gia cà phê: 'Khó có chuyện cà phê sạch'

Thứ 4, 07/08/2013 15:25

Trên thị trường hiện tại đang tồn tại khá nhiều thương hiệu cà phê với công thức đậu nành + bắp rang+ hóa chất = cà phê cao cấp có giá từ 60.000/kg trở lên.

Sau 1 thời gian báo đài lên tiếng về cà phê bẩn tràn lan ngoài thị trường thì mô hình coffee Take Away đang nở rộ tại các thành phố lớn đang là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Có khá nhiều thương hiệu cà phê rang say tại chỗ với những logo và slogan với lời khẳng định với khách hàng như 'cà phê sạch, cà phê nguyên chất' nhưng thực tế thì ở Việt Nam chưa có 1 thước đo nào nói đó là cà phê sạch, cà phê nguyên chất, hay cà phê thật.

Trên thị trường hiện tại đang tồn tại khá nhiều thương hiệu cà phê với công thức đậu nành + bắp rang+ hóa chất = cà phê cao cấp với giá từ 60.000/kg trở lên. Nhưng thực tế người tiêu dùng chưa thể nhận biết được thế nào là cà phê nguyên chất và thế nào là cà phê sạch.

Cà phê nguyên chất hiện nay là dòng sản phẩn cà phê chủ đạo trên thị trường hiện nay. Được thu mua từ lái buôn được rang theo công thức truyền thống. Muốn có 1 sản phẩm cà phê nguyên chất đúng chất lượng thì buộc nhà sản xuất phải thu mua cà phê sàn cao từ 16 trở lên mới đảm bảo được hàm lượng cafein tiêu chuẩn của thế giới.

Thương hiệu - Chuyên gia cà phê: 'Khó có chuyện cà phê sạch'

Mô hình coffee Take Away đang được ưa chuộng và nở rộ tại các thành phố lớn.

(Ảnh: Biểu - Chàng trai trẻ bán cà phê dạo được nhiều người tiêu dùng yêu mến)

Hiện nay các công ty sản xuất cà phê Việt nam vẫn đang sử dụng sản 13 thay vì 16 vì chi phí rẻ hơn để giảm chi phí sản xuất. Thường thì nếu dùng sản 13 thì vẫn còn rất nhiều cội trong cà phê khiến chất lượng cà phê rất thấp. Phụ gia thêm vào sản phẩm cà phê thì đủ loại, từ Caramel, tới nước mắm, có 1 số nơi còn tìm cách thêm cả những loại hạt khác không phải cà phê để tạo độ đắng cho cà phê, như thế chất lượng cà phê không đạt bất kỳ tiêu chuẩn nào của thế giới.

Cà phê sạch thường được các nhà sản xuất lớn trên thế giới xây dựng mô hình khép kín từ canh tác tới xử lý nhân thô. Sau đó mới đưa vào sản xuất cà phê rang xay, với 1 quy trình khá nghiêm ngặt.

Hiện trên tại Việt Nam có 1 số công ty đã bắt đầu sản xuất loại coffee Ogamic nhưng đa phần là xuất khẩu qua nước ngoài. Vì chi phí sản xuất loại coffee này rất cao. Từ việc khoanh vùng nguyên liệu, không sử dụng hóa chất trong quá trình canh tác.

Thu hoạch về thì phải qua dây chuyền tách vỏ tươi loại bỏ nhớt sau đó mới đưa vào lò sấy khô. Đòi hỏi đầu tư dây chuyền hiện đại và tốn kém, nên hiện 1 kg loại này dao động từ 80 usd đến 100 usd. Và thường là coffee Arbica chứ không phải là Robusta - loại mà người tiêu dùng vẫn hay dùng.

Kỹ thuật rang cũng rất quang trọng khi sản xuất loại cà phê này, vì trên thực tế trong hạt cà phê có chất dầu tư nhiện rất cao, nếu trong quá trình rang loại dầu này được đào thải ra ngoài không có khâu xử lý tốt thì dầu sẽ bị đốt cháy thành khói khi tiếp xúc với lửa. Khói này nếu ám lại trên hạt cà phê thì sẽ gây ra bệnh ung thư.

Hiện tại người nông dân vẫn chưa quen với 2 mô hình canh tác tiêu chuẩn thế giới là Viet G.A.P và Global G.A.P nên chất lượng hạt cà phê vẫn còn thấp nên khó mà có chuyện cà phê sạch được. Có chăng là tự phong mà thôi, mà cũng ko thể biết chất lượng sản xuất và công thức họ tới đâu!

Ông Nguyễn Thế Khoa - CEO Công ty Greem Standard

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.