Chuyên gia chỉ ra điểm yếu khi muốn “biến” sông Tô Lịch thành sông Thames

Chuyên gia chỉ ra điểm yếu khi muốn “biến” sông Tô Lịch thành sông Thames

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Chủ nhật, 09/12/2018 11:09

Là một người am hiểu về văn hóa Hà Nội, đồng thời cũng giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống sông ở Thủ đô, PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng đề xuất chủ trương cải tạo sông Tô Lịch khó khả thi.

Có thể nói, hàng chục năm nay người dân Thủ đô đặc biệt với những người sinh sống quanh khu vực con sông Tô Lịch đều phải sống chung với mùi hôi thối, khó chịu từ con sông này.

Chính vì vậy, đề xuất cải tạo sông Tô Lịch sẽ giống như sông Thames được người dân kỳ vọng sẽ khiến con sông này xanh – sạch – đẹp hơn. Tuy nhiên, là một người có thâm niên hàng chục năm nghiên cứu văn hóa Hà Nội, đồng thời trăn trở với hệ thống sông ở Thủ đô, PGS.TS Hà Đình Đức lại có ý kiến khác.

Tin nhanh - Chuyên gia chỉ ra điểm yếu khi muốn “biến” sông Tô Lịch thành sông Thames

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch giống như sông Thames gây chú ý.

Thưa PGS.TS Hà Đình Đức, ông là một người tâm huyết, nghiên cứu về các con sông ở Hà Nội, trong đó có dòng sông Tô Lịch. Vậy, từ khi nào ông bắt đầu nhận thấy dòng sông ấy đổi màu?

Về vấn đề sông Tô Lịch ô nhiễm, tôi quan tâm và theo dõi từ rất lâu rồi. Từ những năm 1981 sông Tô Lịch cũng được thành phố vay vốn để cải tạo, huy động sinh viên đi nạo vét sông Tô Lịch để con sông trở về trong xanh. Tuy nhiên sau đó dự án này cũng "chết".

Tiếp đó, năm 1998 dự án "Nâng cao chất lư­ợng nư­ớc Hồ Tây" với tổng vốn đầu tư­ 32 triệu USD là dự án vay tiền của thành phố Viên (Cộng hoà Áo) với lãi suất 2,9%/năm, thời gian hoàn trả 15 năm, nhằm cải tạo chất lư­ợng nư­ớc Hồ Tây, tạo ra một môi trư­ờng trong sạch rộng lớn ngay trong lòng Hà Nội, mở khả năng thu hút đầu tư­ trong và ngoài nước, phát triển các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch... nhưng dự án này cũng bị công luận phản đối rất quyết liệt, trong đó có tôi và một số chuyên gia khác. Cuối cùng, đến năm 2001, Hà Nội phải chấm dứt dự án, vì thế tôi rất hiểu về sông hồ Hà Nội.

Tôi cũng đã có những bài phân tích về sông hồ Hà Nội xưa và nay. Cách đây vài chục năm thì tôi thấy dòng sông Tô Lịch đã bắt đầu đổi màu đen kịt, tôi thấy buồn về điều này.

Tin nhanh - Chuyên gia chỉ ra điểm yếu khi muốn “biến” sông Tô Lịch thành sông Thames (Hình 2).

Ông Hà Đình Đức cho rằng chủ trương này không khả thi.

Như ông nói, trước chủ trương cải tạo sông Tô Lịch của tập đoàn Phương Bắc, đã có nhiều đề xuất cải tạo sông Tô Lịch. Vậy, cá nhân ông đánh giá thế nào về chủ trương lần này?

Cá nhân tôi cho rằng chủ trương lần này không khả thi, không đủ khả năng, trình độ, kỹ thuật để thực hiện dự án lớn thế này.

Bởi, nếu làm được, cải tạo được thì các tổ chức quốc tế đã vào làm từ lâu rồi chứ không đợi đến doanh nghiệp Việt Nam giờ mới đề xuất. Nghe thì có vẻ hấp dẫn, nhưng khó thành hiện thực.

Nếu chủ trương này được chấp thuận và có thể cải tạo sông Tô Lịch. Theo ông, cần phải cải tạo những gì từ dòng sông này?

Bước đầu tiên là phải tách nước thải ra khỏi dòng sông, vì hiện nay tất cả nước thải sinh hoạt, xung quanh dọc theo các lưu vực của sông đang đổ tất ra sông. Bây giờ, phải đưa ra một con đường riêng, để nước thải lọc đúng tiêu chuẩn rồi mới đổ ra sông Tô Lịch còn không làm được như thế thì vẫn sẽ về con số 0. Nhưng, việc này không phải là chuyện đơn giản. Phải làm được bước này thì bước tiếp theo cải tạo sông Tô Lịch mới có hy vọng.

Vậy, ông có kỳ vọng gì ở chủ trương cải tạo sông Tô Lịch mới nhất này?

Bản thân tôi cũng đã trăn trở với dòng sông Tô Lịch rất nhiều năm, nhưng không thể thay đổi được. Như tôi đã nói từ đầu chủ trương là khó khả thi, còn nếu cải tạo được dòng sông trở nên xanh-sạch-đẹp hơn thì đó là điều quá tuyệt vời.

Xin cảm ơn ông!

Xem video: 

Người dân Thủ đô nói gì về sông Tô Lịch sẽ giống như sông Thames?
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.