Sau khi các chỉ trích nhắm vào Coca-Coca lắng xuống, mới đây lại tiếp tục có những mũi dùi chĩa vào một tên tuổi lớn khác là Nestle. Câu chuyện vẫn cũ, xung quanh cụm từ ‘chuyển giá’.
Trên thực tế chuyên môn của ngành tài chính thế giới, người ta vẫn tranh cãi vấn đề sử dụng sao cho đúng thuật ngữ Transfer Pricing. Có những người nghĩ rằng Transfer Pricing là hành động chuyển giá, nhưng có 1 số lại nghĩ Transfer Pricing phải xem ở khía cạnh ‘định giá chuyển giá’ để cho đúng với tính chất của loại hoạt động này của doanh nghiệp.
Thực tế khi sử dụng từ Transfer Pricing tại Việt Nam,người ta liền nghĩ ngay tới yếu tố chuyển giá và xem hoạt động này là hoạt động xấu nền kinh tế. Như trường hợp của Coca - Cola, Nestle, Keangnam... nhưng trên thực tế hiện nay 1 số chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ 2 yếu tố của thuật ngữ Transfer Pricing. Và vô tình khiến các doanh nghiệp FDI đang đầu tư ở Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều tới các doanh nghiệp trên.
Transfer Pricing được các chuyên gia thế giới nhận định có 2 mặt khác nhau hoàn toàn.
Thứ nhất, các doanh nghiệp liên kết ,có mối quan hệ công ty gia đình, làm việc theo phương thức xác nhận giá chuyển giao theo giá thị trường, theo kiểu thuận mua vừa bán.
Chuyển giá để trốn thuế - gọi thế nào cho đúng người, đúng tội.
Thứ hai, các doanh nghiệp liên kết, có mối quan hệ công ty gia đình, tổ chức giao dịch vẫn theo giá trị thị trường, nhưng thực chất giá đó không hình thành trên thị trường . Về bản chất hình thức này là giá liên kết, giá chuyển nhượng, chứ không hề được hình thành trên giá trị thực của thị trường 1 cách độc lập. Nói cách khác, giá đó được tạo ra qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trong mô hình độc quyền.
Trên thực tế, tất cả mọi giao dịch liên quan tới doanh thu đều có tính chất chuyển giá, chuyển giá ảnh hưởng trực tiếp tới thuế thu nhập chứ không phải là thuế doanh thu. Vấn đề ở đây là góc độ của 1 nước mang tiền đi đầu tư bên ngoài hay 1 nước trực tiếp nhận đầu tư.
Ở 1 giao dịch theo phương thức xác nhận giá và chuyển giao theo giá trị thực trên thị trường 1 cách độc lập thì sao có thể gọi và gán cho cái từ ‘transfer pricing’ là tội chuyển giá. Còn 1 giao dịch kiểu xác định giá không hề được hình thành trên giá trị thực của thị trường 1 cách độc lập thì chúng ta cũng cho đó cũng là cái tội ‘chuyển giá’. Việc nói từ ‘transfer pricing’ là cái tội chuyển giá thì tất cả mọi doanh nghiệp có công ty liên kết và công ty con đều chuyển giá khi có giao dịch với nhau.
Trên 1 hưỡng dẫn có tên OECD của các nước thuộc EU, họ đưa ra 1 hướng dẫn cho các tập đoàn đa quốc gia đó là ‘hướng dẫn chuyển giá’. Nghĩa là họ được phép các bên liên quan thiết lập giá trong bất kỳ cách nào, nhưng phải có sự cho phép của cơ quan thuế để điều chỉnh ngưỡng giá phù hợp. Giá thực tế được so sánh với giá hoặc lợi nhuận cho các bên gia dịch liên quan và các bên. Các quy tắc yêu cầu mức độ thị trường, chức năng, rủi ro,điều kiện bán hàng và giao dịch với các bên liên quan.
Hầu hết các hiệp ước về thuế mà OECD và các hệ thống cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp của người nộp thuế và chính phủ đã đưa ra những phương án để giảm khả năng đánh thuế 2 lần. Hệ thống OECD cũng cho phép thỏa thuận của đơn vị nộp thuế và chính phủ đưa ra cơ chế định giá liên quan.
Lý thuyết kinh tế chuyển giá tối ưu được xác định là chuyển nhượng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của 1 công ty tổng thể trong 1 thế giới phi thực tế, không có nguy cơ vốn, không phát triển có nguy cơ, không có yếu tố bên ngoài tác động hoặc bất kỳ va chạm khác tồn tại trong thế giới thực.
Trong thực tế thì có rất nhiều yếu tố lớn có thể ảnh hưởng đến giá chuyển nhượng được sử dụng bới các tập đoàn đa quốc gia, bao gồm đo lường hiệu suất, khả năng của hệ thống kiểm toán, hạn nghạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế trên lợi nhuận. OECD căn cứ theo lý thuyết trên để đưa ra cái gọi là ‘ hướng dẫn chuyển giá’ và họ gọi hình thức gian lận trong giao dịch các bên liên quan, công ty gia đình là "Transfer Pricing Fraud" chứ không phải là Transfer Pricing.
Hầu hết các hiệp ước về thuế mà OECD và các hệ thống cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp của người nộp thuế và chính phủ đã đưa ra những phương án để giảm khả năng đánh thuế 2 lần. Hệ thống OECD cũng cho phép thỏa thuận của đơn vị nộp thuế và chính phủ đưa ra cơ chế định giá liên quan.
Lý thuyết kinh tế ‘chuyển giá tối ưu’ được xác định là chuyển nhượng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của 1 công ty tổng thể trong 1 thế giới phi thực tế, không có nguy cơ vốn, không phát triển có nguy cơ, không có yếu tố bên ngoài tác động hoặc bất kỳ va chạm khác tồn tại trong thế giới thực.
Trong thực tế thì có rất nhiều yếu tố lớn có thể anh hưởng đến giá chuyển nhượng được sử dụng bới các tập đoàn đa quốc gia, bao gồm đo lường hiệu suất, khả năng của hệ thống kiểm toán,hạn nghạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế trên lợi nhuận. OECD căn cứ theo lý thuyết trên để đưa ra cái gọi là ‘hướng dẫn chuyển giá’ và họ gọi hình thức gian lận trong giao dịch các bên liên quan, công ty gia đình là 'Transfer Pricing Fraud' chứ không phải là Transfer Pricing.
Vậy báo chí, các chuyên gia kinh tế, người dân nói các doanh nghiệp FDI gọi chuyển giá là trốn thuế liệu có đúng tính chất hay chỉ là cách dùng từ không đúng gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các doanh nghiệp FDI?
Chuyên gia Nguyễn Thế Khoa - CEO công ty Greem Standard