Chuyên gia lo sợ Triều Tiên thử bom hạt nhân làm sập núi, bức xạ lan tỏa

Chuyên gia lo sợ Triều Tiên thử bom hạt nhân làm sập núi, bức xạ lan tỏa

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 05/09/2017 18:10

Theo các chuyên gia, với 5 lần thử hạt nhân trong một ngọn núi bằng cách thức không an toàn, ngọn núi ở Punggye-ri có thể đổ sập và bức xạ sẽ lan sang Trung Quốc.

Ngọn núi được Triều Tiên sử dụng làm địa điểm thử hạt nhân đây nhất, bao gồm cả vụ thử hôm 3/9 có nguy cơ sụp đổ, một nhà khoa học Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại.

Bằng phương pháp đo lường và phân tích rung chấn gây ra bởi các vụ nổ từ trạm cảnh báo động đất ở Trung Quốc và các nước láng giềng, các nhà nghiên cứu tại đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy tự tin cho rằng, các vụ thử đều thực hiện tại cùng một ngọn núi ở khu thử hạt nhân Punggye-ri.

Tiêu điểm -  Chuyên gia lo sợ Triều Tiên thử bom hạt nhân làm sập núi, bức xạ lan tỏa

Khu thử hạt nhân Punggye-ri nằm rất sát với biên giới Trung Quốc.

 

Nhà địa vật lý Wen Lianxing cho biết, nhóm của ông dựa trên dữ liệu thu thập bởi hơn 100 trung tâm giám sát động đất ở Trung Quốc và sai số địa điểm được đưa ra là không quá 100m.

Wang Naiyan, cựu Chủ tịch Hiệp hội hạt nhân Trung Quốc đánh giá, nếu phát hiện trên là có cơ sở khoa học, nó cho thấy một nguy cơ lớn về thảm họa môi trường gây ra bởi Triều Tiên.

Các vụ kiểm tra hạt nhân của Triều Tiên thường thực nghiệm trong lòng núi và bức xạ có thể thoát ra qua các khe hở và bao phủ toàn khu vực lân cận, bao gồm cả Trung Quốc, ông Wang nói.

“Nếu ngọn núi sụp đổ và các cửa hang mở ra, nó sẽ mang đến những điều tồi tệ”, ông này phân tích.

Vụ nổ hôm Chủ Nhật theo sau bởi một trận động đất kéo dài 8 phút. Cơ quan nghiên cứu địa chấn của Trung Quốc cho rằng, một cửa hang đã được mở ra sau đó.

Theo các nhà khoa học nước này, không phải mọi ngọn núi đều phù hợp để thử nghiệm bom hạt nhân. Ông Wang cho biết, tiêu chuẩn là đỉnh phải cao, nhưng các sườn núi cần tương đối bằng phẳng.

Thực tế cho thấy, với diện tích hạn chế và luôn muốn che giấu chương trình hạt nhân nhạy cảm của mình, Triều Tiên có thể không có quá nhiều ngọn núi lý tưởng để lựa chọn.

Tuy nhiên, ngọn núi ở Punggye-ri còn đứng vững được bao lâu phụ thuộc vào cách “giữ gìn” của Bình Nhưỡng.

Nếu những quả bom được đặt ở tầng dưới cùng theo các đường hầm khoan dọc, sức công phá của nó sẽ được giảm thiểu. Nhưng phương pháp này sẽ gặp khó khăn về công nghệ và chi phí, cũng như không dễ dàng lắp đặt dây cáp và bộ cảm biến để thu thập dữ liệu từ các vụ nổ.

Trong khi đó, khoan một đường hầm ngang vào trung tâm của ngọn núi lại dễ dàng hơn nhiều, dẫu nó làm tăng nguy cơ thổi bay cả đỉnh núi.

Tiêu điểm -  Chuyên gia lo sợ Triều Tiên thử bom hạt nhân làm sập núi, bức xạ lan tỏa (Hình 2).

Các nhà khoa học Trung Quốc lo ngại cách thử nghiệm của Triều Tiên có thể khiến bức xạ tràn lên mặt đất.

Kích thước ngày càng tăng của bom hạt nhân Triều Tiên cũng càng làm nguy cơ này trở nên sát thực hơn bao giờ hết.

“Một quả bom sức công phá 100 kiloton là tương đối lớn. Chính phủ Triều Tiên nên ngừng các cuộc thử nghiệm, khi họ đặt ra một mối đe dọa rất lớn không chỉ đối với chính họ mà còn với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc", ông Wang nói.

Tuy nhiên, ông Wang cũng nói thêm rằng, những lo ngại trên có thể không hoàn toàn chính xác, khi các tính toán được thực hiện bởi nhà địa vật lý Wen Lianxing và nhóm của ông có thể sai sót.

Sóng động đất lan tỏa với tốc độ khác nhau vì vậy sẽ không dễ dàng để đưa ra dự đoán chính xác chỉ dựa trên dữ liệu địa chấn, ông nói.

Trong khi đó, Cơ quan Quản lý An toàn hạt nhân Trung Quốc vẫn tiếp tục giám sát chặt chẽ tất cả các vụ thử hạt nhân được tiến hành bởi Triều Tiên.

Phân tích bức xạ được thực hiện ngay sau vụ thử hôm 3/9 cho thấy không có gì khác thường.

Nhóm của nhà khoa học Wen Lianxing ước tính, sức nổ trong vụ nổ lần này lên tới 108,3 kiloton, tương đương gấp 7 đến 8 lần sức công phá của quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Nhật Bản Hiroshima vào năm 1945.

Nó cũng mạnh hơn tất cả những quả bom trước thử nghiệm trước đó bởi Bình Nhưỡng.

Một nhóm các nhà khoa học ở Na Uy ước tính, lượng năng lượng phát ra bởi vụ nổ tại Punggye-ri có thể gấp 10 lần so với quả bom Hiroshima. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng Triều Tiên chưa hẳn đạt được khả năng nói trên.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.