Chuyên gia lý giải hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài nhất thế kỷ 21

Chuyên gia lý giải hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài nhất thế kỷ 21

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 4, 25/07/2018 19:00

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 sẽ diễn ra rạng sáng 28/7 tới đây. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần đang được nhiều người mê thiên văn học tại Việt Nam chú ý.

image

Mới đây, nhiều người mê thiên văn xôn xao trước thông tin sắp được quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng thiên văn kỳ thú này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi nhanh với Chủ tịch hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn.

Xem video: Chuyên gia nói về hiện tượng nguyệt thực toàn phần

Chuyên gia lý giải hiện tượng Nguyệt thực toàn phần

Theo đó, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết: “Rạng sáng ngày 28/7, hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ kéo rất dài, từ ngay sau nửa đêm lúc 0h14 cho đến tận sáng khi mặt trời lên mới hết. Nhưng pha chính đáng chú ý bắt đầu từ nguyệt thực một phần sau đó là pha nguyệt thực toàn phần. Kết thúc pha nguyệt thực một phần cuối cùng sẽ kéo dài từ khoảng 1h24 cho đến 5h19 sáng, đây là giai đoạn đáng chú ý. Nguyệt thực lần này có điểm đặc biệt là pha toàn phần kéo dài 130 phút được thống kê là nguyệt thực toàn phần dài nhất trong thế kỷ 21”.

Tin nhanh - Chuyên gia lý giải hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài nhất thế kỷ 21

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch hội Thiên văn học trẻ nói về hiện tượng nguyệt thực toàn phần sắp diễn ra vào rạng sáng 28/7.

Để quan sát nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng 28/7 tới, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn cho hay: “Người quan sát tại Việt Nam đang đối mặt với việc sẽ bị thời tiết cản trở do những đợt mưa và mây mù mà áp thấp nhiệt đới đang gây ra. Về hiện tượng nguyệt thực toàn phần, người dân hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần dụng cụ gì hỗ trợ, nếu có dụng cụ như kính thiên văn hoặc ống nhòm sẽ đẹp hơn.

Nên đến những nơi có góc nhìn rộng, ban công tòa nhà cao tầng hoặc những nơi xung quanh không gian tương đối trống trải thì sẽ nhìn thấy rõ hơn. Mức độ ô nhiễm không khí quá nhiều”.

Tại Hà Nội, Chủ tịch hội Thiên văn học trẻ Việt Nam Đặng Vũ Tuấn Sơn cho hay việc quan sát nguyệt thực toàn phần sẽ khó khăn hơn vì: “Hà Nội quá ô nhiễm về không khí, theo dự báo thời tiết có thể sẽ mưa. Nếu trong trường hợp không mưa có thể quan sát được, nhưng lưu ý nên chọn nơi nào có góc nhìn rộng, càng ít ô nhiễm càng tốt. Có thể đứng ngay trên sân thượng, ban công hoặc bất cứ nơi nào nhìn thấy mặt trăng sẽ đều quan sát được”.

Tin nhanh - Chuyên gia lý giải hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài nhất thế kỷ 21 (Hình 2).

Mô phỏng nguyệt thực toàn phần tới đây, mặt trăng đi gần như qua tâm của vùng bóng tối (Ảnh: VACA).

Cũng chia sẻ với PV, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết hiện tượng này diễn ra vào lúc rạng sáng nên hội Thiên văn học trẻ Việt Nam không tổ chức cho người mê thiên văn quan sát. Tuy nhiên, cũng có một số nhóm bạn trẻ yêu thích thiên văn học đã tổ chức các nhóm, rủ nhau cùng quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú này.

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, trong năm 2018 đây là lần thứ hai diễn ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần, lần đầu tiên là ngày 31/1.

Được biết, nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng tối hơn và có màu đỏ thẫm khi đi vào vùng tối của trái đất. Nguyệt thực gồm 3 pha cơ bản là nửa tối, một phần và toàn phần.

Cũng theo chia sẻ của ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, sau hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần này, người dân Việt Nam sẽ phải đợi đến tháng 11/2022 mới có thể quan sát nguyệt thực toàn phần.

Hiện, thông tin về nguyệt thực toàn phần kéo dài nhất thế kỷ 21 sắp diễn ra vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của mọi người.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.