Chuyên gia mách cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Chuyên gia mách cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 4, 28/11/2018 15:00

Trẻ bị viêm da cơ địa thường có phát ban đỏ, khô trên mặt, trên da đầu, cánh tay và chân hoặc sau tai. Ban thường rất ngứa và có thể khiến trẻ mất ngủ vào ban đêm. Dưới đây là cách chăm sóc da cho trẻ bị viêm da cơ địa.

Theo cử nhân điều dưỡng Phạm Thị Thu Trang (bệnh viện Nhi trung ương), bệnh viêm da cơ địa (VDCĐ) còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh da phổ biến nhất, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa và hay tái phát.

Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Gần 50% bệnh có thể ổn định ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Sức khỏe - Chuyên gia mách cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Trẻ bị viêm da cơ địa thường có phát ban đỏ, khô trên mặt.

Trẻ bị VDCĐ thường có phát ban đỏ, khô trên mặt, trên da đầu, cánh tay và chân hoặc sau tai. Ban thường rất ngứa và có thể khiến trẻ mất ngủ vào ban đêm. Ở trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn, ban thường ở vùng da quanh đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân. Trong một số trường hợp ban có thể xuất hiện ở toàn bộ cơ thể của trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh VDCĐ chủ yếu liên quan đến yếu tố gia đình và yếu tố dị ứng. Trẻ thường có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn khi trong gia đình hoặc bản thân trẻ mắc các bệnh như hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng.

Theo điều dưỡng Thu Trang, yếu tố khiến bệnh nặng lên là do:

Nóng: Mặc quần áo dày, chất vải nóng, tắm nước nóng, lò sưởi,…

Khô: Dùng xà phòng, điều hòa, thời tiết khô, nóng, nhiều gió,…

Ngứa: Nhãn mác quần áo, lông động vật, cỏ, cát

Nhiễm virus hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn

Yếu tố khác: hóa chất, môi trường, yếu tố gây dị ứng

Chăm sóc da cho trẻ như thế nào?

Cải thiện triệu chứng bệnh: Giảm ngứa, giảm viêm.

Dưỡng ẩm cho da, tái tạo nước cho da.

Bảo vệ da.

Phòng và điều trị nhiễm trùng.

Kiểm soát ngứa cho trẻ

Khi ngứa trẻ thường gãi làm cho bệnh trở nên nặng hơn và có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy để giảm ngứa có thể áp dụng một số cách làm sau :

Sử dụng băng ướt hoặc đắp ẩm cho vùng da tổn thương.

Khi trẻ ngứa và gãi nhiều có thể đánh lạc hướng của trẻ như chơi trò chơi, xem TV,…

Giữ tay của trẻ sạch sẽ và cắt móng tay thường xuyên.

Sử dụng thuốc cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Giữ ẩm cho da: Nên sử dụng kem dưỡng ẩm ít gây kích ứng da thường xuyên khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh và ngay cả khi đã hết bệnh. Kem dưỡng da nên bôi toàn thân chứ không chỉ  vùng da tổn thương.  Số lần sử dụng kem dưỡng da tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể 1 lần, 2 lần hoặc nhiều hơn. Nên bôi kem sau khi làm ẩm da (tắm, băng ướt,…). Nếu có chỉ định bôi thuốc của bác sĩ thì bôi thuốc trước rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm phủ lên trên. Có thể khuyến khích trẻ cùng tham gia vào việc bôi kem. Chú ý khi lấy kem để bôi nên dùng dụng cụ sạch lấy ra một lượng vừa đủ để bôi tránh làm bẩn lượng kem chưa dùng đến.

Xem thêm>>> Bà bầu cực kỳ sai lầm khi uống 1 viên sắt, 1 viên canxi/ngày suốt thai kỳ

Phong Linh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.