Chuyên gia "mách nước" vượt qua sang chấn tâm lý cho trẻ bị bạo hành

Chuyên gia "mách nước" vượt qua sang chấn tâm lý cho trẻ bị bạo hành

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 5, 30/11/2017 18:29

BS. Đinh Hữu Uân cảnh báo, trẻ em là nạn nhân của bạo hành có thể gặp những rắc rối về tâm lý kéo dài. Việc điều trị những rắc rối này rất khó khăn, cần thời gian dài.

Sau vụ người giúp việc “tung hứng” trẻ 1 tháng 17 ngày tuổi, bảo mẫu cơ sở mầm non Mầm Xanh bạo hành trẻ, ngày 30/11 trên mạng xã hội lại “dậy sóng” trước clip một người phụ nữ dùng gậy đánh đập vào chân bé gái mặc áo đồng phục học sinh một cách dã man.

Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ xảy ra, vấn đề phòng tránh sang chấn tâm lý cho trẻ được dư luận đặc biệt quan tâm.

Chuyên gia mách nước” giúp trẻ vượt qua sang chấn tâm lý sau bạo hành

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, BS. Đinh Hữu Uân, bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, khi trẻ bị bạo hành sẽ bị sang chấn tâm lý. Có những trường hợp chỉ bị bạo hành về mặt tâm lý nhưng nhiều trẻ bị cô giáo, bảo mẫu đánh sẽ ảnh hưởng về thể xác và tinh thần. Tùy vào mức độ ảnh hưởng về mặt thể xác và tinh thần mà tác động tâm lý trẻ cũng khác nhau.

"Với những trường hợp này, trẻ sẽ sợ hãi khi gặp người lớn tuổi, cô giáo, bảo mẫu hoặc gặp phải hoàn cảnh xuất phát từ vấn đề tương tự mà trẻ đã trải qua. Trẻ bị bạo hành thường có những biểu hiện sợ đi học, sợ đến trường, sợ gặp người lớn, ngại giao tiếp… dẫn đến rối loạn lo âu và nặng hơn là bị trầm cảm", BS. Uân cảnh báo.

Theo nhận định của BS. Đinh Hữu Uân, trẻ sẽ yêu cuộc sống, yêu thương mọi người và có lối sống tích cực hơn khi trưởng thành nếu tuổi thơ được sống trong môi trường trong lành. Các sự kiện gây căng thẳng hay sợ hãi cao độ có thể khiến vết thương về mặt tâm lý gọi là sang chấn tâm lý.

“Sang chấn về mặt cảm xúc sẽ gây tác hại lâu dài. Trẻ em là nạn nhân của bạo hành có thể gặp những rắc rối về tâm lý kéo dài. Việc điều trị những rắc rối này rất khó khăn, cần thời gian dài”, BS. Uân cảnh báo.

Đứng trước tình huống trẻ bị bạo hành, theo BS. Đinh Hữu Uân, các bà mẹ nên xử lý bằng cách giữ trẻ ở nhà một thời gian, đừng vội cho trẻ đến lớp và từ từ thay đổi môi trường cho con.

Nếu giải pháp tình thế này không giúp được trẻ, các bậc phụ huynh cần đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý (ở lứa tuổi nào thì tìm đến chuyên gia tâm lý lứa tuổi đó). Họ sẽ giúp “xoa dịu” những ảnh hưởng tâm lý, thần kinh cho trẻ.

Trong trường hợp, các chuyên gia tâm lý sử dụng ngôn ngữ để điều chỉnh hành vi không được thì cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tại đó, các bác sĩ sử dụng thuốc hướng thần - làm giảm bớt những căng thẳng của trẻ, sau một thời gian sẽ hồi phục.

Đồng tình với quan điểm của BS. Uân, Phó Viện trưởng viện Sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Văn Dũng nhận định, hầu hết trẻ vị thành niên đến điều trị về tâm thần đều có liên quan đến một sang chấn tâm lý nào đó, có thể là nạn nhân của bạo hành (có thể tại gia đình hoặc nhà trường) kéo dài hay sang chấn về áp lực học tập.

"Trẻ bị bạo hành thường sợ hãi, thu mình lại, kém tự tin, ngại giao tiếp, về lâu dài có thể sẽ có những phản kháng bất lợi như: Có hành vi thô lỗ, cục cằn, dễ nổi nóng, dễ xung đột với người khác... Những trường hợp này cần phải có môi trường trong lành để điều trị trong thời gian dài, trẻ mới có thể quay lại như bình thường", BS. Dũng phân tích.

Ngân Giang

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.